Trang chủTư vấn sức khỏeChế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn vì vậy hiểu biết và áp dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết…

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép

Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau :

Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l )

Sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )

Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Sử dụng carbohydrat (chất bột) từ nhiều nguồn khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau và chất béo đơn chưa bão hoà dầu ô liu, dầu hướng dương… chiếm từ 60 – 70% năng lượng.

Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).

Mục đích cơ bản của chế độ ăn là hạn chế chất béo bão hoà (mỡ động vật) dưới 10% tổng thu nhập năng lượng hàng ngày vào cơ thể và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…

Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.

Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.

Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn muộn. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối)

Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm

Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.

Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.

Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Trước đây, người ta nhận thấy tăng đường huyết khi đói (trước ăn) là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học thấy rằng, tăng đường huyết sau ăn cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng, đặc biệt là trên mạch máu lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét bàn chân. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến chỉ số đường huyết trong thức ăn hằng ngày.

Vậy chỉ số đường huyết là gì?

Như chúng ta đều biết, các loại thực phẩm sau khi ăn sẽ được tiêu hóa, hấp thu vào máu và làm tăng đường huyết gọi là phản ứng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường (carbohydrate, glucid), thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến… Như vậy, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm, người ta phải chuẩn hóa thực phẩm với cùng một số lượng chất bột đường là 50gam như nhau và lấy đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số đường huyết (glycemic index).

Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Bảng 1: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết >70 (cao)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Bánh mì trắng

100

Bánh mì toàn phần

99

Gạo trắng, miến, bột sắn

83

Gạo giã dối, mì

72

Dưa hấu

72

Đường kính

86

Khoai bỏ lò

135

 

Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Chuối

53

Táo

53

Cam

66

Soài

55

Sữa chua

52

Kem

52

Bánh qui

55-65

Khoai lang

54

Khoai sọ

58

Khoai mì (sắn)

50

Củ từ

51

 

Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50  (Thấp)

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Cà rốt

49

Đậu hạt

49

Đậu tương

18

Lạc

19

Anh đào

32

Mận

24

Nho

43

Lúa mạch

31

Thịt các loại

<20

Rau các loại

<20

 

Bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý nhất là hạn chế mức thấp nhất lượng đường huyết trong cơ thể. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý.

Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT