Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh tiêu hóaChế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày

Chế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày rất thường gặp, ở mọi lứa tuổi cũng như mọi hoàn cảnh,môi trường sống. Bệnh gây nên nhiều phiền toái,thậm chí việc điều trị cũng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi,tốn kém. Do đó,mỗi người cần biết cách phòng tránh cho bản thân vì “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.Bài viết hôm này sẽ đề cập đến việc phòng tránh bệnh lí này thông qua chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày
        Chế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc chữ trị bệnh của các bác sỹ. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh dạ dày.

Những lưu ý trong chế độ ăn của người mắc bệnh dạ dày

  • Ăn ít các thực phẩm chiên rán: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
  • Ăn ít các thực phẩm ngâm muối: Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.
  • Ăn uống điều độ,đúng giờ:  ăn uống điều độ đúng giờ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện,giúp tăng tiết dịch vị đúng lúc, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, rất có lợi cho tiêu hóa.
  • Không ăn quá no, hoặc quá ít, nên ăn vừa đủ số lượng: Duy trì ăn 3 bữa chính trong ngày, hạn chế để dạ dày quá no hoặc quá đói.
  • Ăn chậm ,nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày,đồng thời nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nghỉ ngơi: Sau khi ăn xong,cần nghỉ ngơi tuyệt đối từ 25-40 phút. Không được lao động,chạy nhảy hoặc quan hệ tình dục ngay sau khi ăn.
  • Lựa chọn thực phẩm:  Đảm bảo thực phẩm tươi sạch, không ôi thiu, chế biến kỹ trước khi ăn.Lựa chọn loại thực phẩm dễ tiêu, không ăn đồ ăn quá nóng,quá lạnh hoặc quá khô vì dễ gây kích ứng dạ dày. Tránh các thực phẩm ngâm muối,chiên rán quá nhiều do các thực phẩm như dưa, cà muối, mắm, cá khô… chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày khó tiêu hóa,đồng thời còn có thể chứa chất gây ung thư. Ngoài ra các chất kích thích như bia rượu,thuốc lá cũng cần hạn chế.
  • Tránh các chất kích thích : Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.
  • Bổ sung vitamin C : Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
Chế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày
                 Chế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày

Một số loại thực phẩm tốt cho dạ dày

  • Chuốicó khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột,đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy..Đồng thời trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu.
  • Táo: Đây cũng là thực phẩm dồi dào pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
  • Đu đủgiúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, điều trị táo bón hiệu quả.Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.
  • Gừng hoặc nghệ:  Gừng và nghệ như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày,đầy hơi,khó tiêu. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng do gừng và nghệ có tính nóng, ăn nhiều dễ đầy bụng.
  • Cơm trắng và các loại thực phẩm thô:  các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, khoai tây ,các loại thực phẩm thô như gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…sẽ giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì tác dụng hấp thu chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Bên cạnh chế độ ăn uống, mọi người cũng cần chú ý việc thăm khám định kì,nhất là khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT