Trang chủSức khỏe Mẹ-BéCơ chế và ảnh hưởng của bất đồng nhóm máu Rh tới...

Cơ chế và ảnh hưởng của bất đồng nhóm máu Rh tới thai nhi.

Yếu tố Rh rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng mang thai của mẹ và những vấn đề sức khỏe ở con. Ảnh hưởng khi bất đồng nhóm máu Rh chủ yếu diễn ra từ lần mang thai thứ hai,khiến thai nhi có những nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng.  Vậy những ảnh hưởng đó là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao ảnh hưởng bất đồng nhóm máu Rh chủ yếu diễn ra từ lần mang thai thứ hai?

Bất đồng nhóm máu xảy ra khi một người phụ nữ có Rh (-) kết hôn với đàn ông có Rh (+) mang thai, trong đó 50% thai nhi trong trường hợp này có nhóm máu Rh (+) di truyền từ bố và sẽ phát triển trong cơ thể mẹ Rh (-)

Ở lần mang thai đầu tiên,máu  của  thai nhi không bị trộn lẫn với máu mẹ nên hầu hết trẻ đều bình thường.Tuy nhiên khi chuyển dạ máu của mẹ và máu của thai có thể hòa lẫn vào nhau. Khi đó cơ thể người mẹ lần đầu tiên gặp yếu tố Rh từ thai nhi, xem nó là kháng nguyên và bắt đầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh (+)

Do đó những lần mang thai tiếp theo, nếu thai vẫn mang nhóm máu Rh (+) sẽ kích thích tạo một lượng lớn kháng thể đủ để gây ra hiện tượng miễn dịch mạnh hơn, dẫn đến bệnh cảnh bất đồng nhóm máu Rh cho thai nhi thứ 2, gây nên những nguy cơ nghiêm trọng cho thai nhi.

Đặc biệt chưa kể tới những trường hợp trước đó mẹ đã từng nhận máu của người có Rh(+), hoặc bị sẩy thai, hút nạo thai, thai ngoài tử cung, thực hiện các thủ thuật (như chọc dò ối,…), xuất huyết qua bánh nhau rộng trong tiền sản giật,… có nguy cơ dẫn đến trao đổi máu mẹ-thai mà thai lại có Rh(+) thì thai kỳ thứ nhất cũng sẽ bị bất đồng nhóm máu Rh nặng.

Những ảnh hưởng tới thai khi có bất đồng nhóm máu Rh xảy ra.

Khi kháng thể máu mẹ qua nhau thai và tấn công hồng cầu thai nhi, có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, có thể làm trẻ tử vong do các biến chứng của tán huyết và vàng da nhân :  

–  Thể phù nhau thai:  Trẻ bị vàng da ngay khi sinh, kèm theo gan lách to, phù toàn thân, thiếu máu nặng và suy tim. Thể này ít gặp và trẻ thường chết ngay sau sinh.

– Thể vàng da sớm: Đây là thể thường gặp nhất, trẻ bị vàng da trong vòng 24 giờ đầu sau sinh kèm theo những triệu chứng thiếu máu, có thể kèm theo lách to…

Trong cả 2 thể trên, tình trạng vàng da của trẻ còn có thể gây ra các triệu chứng của vàng da nhân (rối loạn thân nhiệt, giảm trương lực cơ, co giật, hôn mê,…), nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh về sau (bại não, mù, câm, điếc,…).

Phụ nữ trước khi kết hôn cần tiến hành các xét nghiệm sàng lọc tiền hôn nhân,đặc biệt là xét nghiệm nhóm máu hai vợ chồng, từ đó có những biện pháp can thiệp sớm, tránh những nguy hiểm cho cả mẹ và thai. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT