Trang chủUncategorizedDị vật đường thở |Nguyên nhân và cách xử trí

Dị vật đường thở |Nguyên nhân và cách xử trí

Dị vật đường thở là những vật mắc lại trên đường thở từ thanh quản xuống tới phế quản phân thùy. Là cấp cứu thường gặp trong cuộc sống, nhất là đối với trẻ em, do trẻ em thường có thói quen cho các đồ vật vào miệng và chưa ý thức được. Nếu không được chẩn đoán sớm, xử trí đúng, dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề và có thể tử vong nhanh chóng.

Các nguyên nhân chính dẫn đến dị vật đường thở 

  • Do khóc, do cười đùa trong khi ăn.

  • Do thói quen ngậm đồ vật trong khi chơi, làm việc.

  • Do dối loạn phản xạ họng, thanh quản ở trẻ em và người già, có thể do bệnh nhân hôn mê, gây mê hoặc điên dại…

  • Do thói quen uống nước suối con tắc chui vào đường thở và sống ký sinh trong đường thở.

Tât cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào đường thở, có thể gặp các dị vật hữu cơ như: hạt lạc, hạt na, hạt hồng xiêm, cùi táo, bã mía… có thể gặp các loại xương thịt động vật như đầu tôm, mang cá, càng cua, xương gà vịt… con tắc te. Cũng có thể gặp các dị vật vô cơ như viên bi, mảnh đạn, đuôi bút bi, mảnh nhựa…

Triệu chứng khi bệnh nhân có dị vật đưởng thở

  • Khó thở, ho liên tiếp, sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, trợn mắt mũi, đôi khi đại tiểu tiện không tự chủ, hôn mê.

  • Nếu để lâu có thể có sốt khi có nhiễm khuẩn do các dị vật ô nhiễm như các loại xương, thịt, hạt lạc… đặc biệt là các loại hạt quả có acid như cùi táo, mơ, mận,… có thể sốt vừa 38-39oc, hoặc sốt cao 40-410c thường gặp ở trẻ nhỏ.

Cách Sơ Cứu:

  • Nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thờ: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

  • Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu. Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.

Trẻ dưới 2 tuổi:

  • Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.

  • Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

  • Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

  • Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

  • Vỗ lưng, ấn ngực

  • Vỗ lưng, ấn ngực khi trẻ nhỏ sặc

* Người lớn và trẻ lớn: thủ thuật Heimlich.

– Trẻ còn tỉnh:

+ Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

+ Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

– Trẻ hôn mê:

+ Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.

+ Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

+ Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

+ Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

+ thủ thuật Haemlich

Chú ý:

  • Nếu nạn nhân ngưng thở, phải thổi ngạt hai cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt khi làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bệnh nhân thở lại hoặc la khóc được.

  • Sau khi lấy được dị vật, hoặc nạn nhân la khóc được, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Những việc cần tránh:

  • Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.

  • Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT