Trang chủUncategorizedĐiều trị và phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em.

Điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em.

Viêm tai giữa là bệnh lí thường gặp ở trẻ em,nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng tai biến nghiêm trọng. Do đó, các bậc cha mẹ nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ,đồng thời có những phương pháp dự phòng bệnh lí cho con.

Viêm tai giữa có những triệu chứng ra sao?

Viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng- 2 tuổi ,trẻ bú bình,hoặc trẻ nằm khi bú,trẻ hay bị cảm lạnh,hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ. Viêm tai giữa có thể mang yếu tố gia đình, do thay đổi thời tiết,dị ứng với tác nguyên,ô nhiễm môi trường…Vi khuẩn thường gặp gây bệnh Steptococcus, Pneumomiae, Heamophilus influenza…Ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là vi khuẩn gram âm: Escheria coli, enterrococci….

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh,và sức đề kháng của trẻ,tai giữa có thể bị viêm ở nhiều mức độ khác nhau như viêm tai giữa xuất tiết,viêm tai giữa sung huyết và viêm tai giữa mủ.

Khi bị viêm tai giữa,trẻ thường có những triệu chứng:

-Đau tai,nhất là khi nằm xuống. Trẻ khó ngủ,khóc nhiều hơn bình thường và có tâm trạng cáu kỉnh,bực bội…

-Trẻ khó nghe,phản ứng với âm thanh kém.

-Nhìn thấy chất dịch tiết,chất lỏng như máu, mủ … chảy ra từ tai

-Nhức đầu,sốt 38 độ trở lên. Trẻ kén ăn,bỏ bữa,đau họng,ói mửa,tiêu chảy…

Điều trị viêm tai giữa cho trẻ.

Hầu hết các nhiễm trùng tai nếu được điều trị triệt để thì không gây nên các biến chứng lâu dài. Nhiễm trùng nếu thường xuyên,tái phát ,tích tụ chất lỏng trong tai liên tục có thể dẫn tới các biến chứng như khiếm thính,chậm nói hoặc chậm phát triển, nhiễm trùng có thể lây lan sang các tổ chức lân cận (nhiễm trùng hình vú,lồi xương sau tai,hiếm hoi có thể lây đến các mô trong hộp sọ…)

Việc điều trị cho trẻ sẽ phụ thuốc vào độ tuổi của trẻ và mức độ của bệnh:

-Nếu trẻ đau tai,tiến hành chườm ấm,dùng thuốc nhỏ tai như Benzocain – antipyrine ,sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen toa hoặc ibuprofen…không sử dụng aspirin nếu không có chỉ định

-Điều trị kháng sinh trong các trường hợp sau:

+Trẻ dưới 6 tháng chẩn đoán nghi ngờ nhiễm trùng tai

+Trẻ 6 tháng- 2 tuồi có chẩn đoán chắc chắn nhiễm trùng tai

+Trẻ không giới hạn độ tuổi,có chẩn đoán nhiễm trùng tai kèm theo tình trạng đau tai hoặc sốt 39 độ trở lên.

-Nếu viêm tai giữa có tràn dịch,liên tục tích tụ chất dịch trong tai,có thể tiến hành thủ tục dẫn nước từ tai giữa.Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở màng nhĩ, một ống nhỏ được đặt trong cửa để giúp thông cho tai giữa và ngăn ngừa sự tích tụ các chất lỏng nhiều hơn nữa. Một ống được để lại tại chỗ cho sáu tháng đến một năm,một ống khác được thiết kế để lâu hơn và có thể cần phải được phẫu thuật cắt bỏ.Màng nhĩ đóng trở lại sau khi ống được lấy ra.

Phòng ngừa dự phòng viêm tai giữa cho trẻ.

Để dự phòng bệnh cho trẻ,cha mẹ cần chú ý:

-Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu,không nên cho trẻ bú nằm.

-Giữ ấm,ngăn ngừa cảm lạnh và các vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp.

-Đảm bảo không khí trong gia đình thoáng đoãng, không có khói thuốc,ô nhiễm.

-Giữ vệ sinh sạch sẽ,dạy trẻ cách rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

-Tiêm chủng theo lịch tiêm phòng quốc gia,nhất là các mũi chích ngừa cúm theo mùa và vacxin phế cầu khuẩn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai

-Thăm khám kiểm tra định kì sức khỏe cho trẻ,hoặc khi có dấu hiệu bất thường.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT