Trang chủUncategorizedHen phế quản

Hen phế quản

           Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản gây nên phù và hẹp đường thở, gây khó thở rít. ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay kèm theo tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt phế quản. Hiện tượng hẹp phế quản thường hồi phục hoàn toàn hoặc ít nhất một phần với điều trị.

Hen phế quản
                                                       Hen phế quản

   Nguyên nhân gây hen phế quản: 

Các tác nhân có thể được chia làm 2 nhóm:

  • Tác nhân dị ứng:
    • Phấn hoa theo mùa
    • Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng
    • Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
    • Các chất phụ gia như sulfite
    • Các tác nhân có liên quan đến công việc như chất latex

Khoảng 80% trẻ em và 50% người lớn bị hen phế quản đều có dị ứng.

  • Tác nhân kích thích:Hen phế quản “ngoại lai”(do dị ứng) thì phổ biến hơn (90%) và thường khởi phát khi còn là trẻ con. Có 80% trong số trẻ em bị hen phế quản được ghi nhận là có hiện tượng dị ứng. Tiền sử gia đình có người bị dị ứng và những trẻ này thường có thêm các dị ứng ở nơi khác như dị ứng mũi, chàm. Hen phế quản do dị ứng thường thuyên giảm khi bắt đầu đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, có khoảng 75% trường hợp thì hen phế quản xuất hiện trở lại.
    • Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang
    • Thuốc: Như aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác, thuốc ức chế thụ thể beta (thường được dùng để điều trị cao huyết áp và một số bệnh tim)
    • Hút thuốc lá
    • Các yếu tố ngoài môi trường như khói, thay đổi thời tiết, mùi diesel
    • Các yếu tố trong nhà như nước sơn, bột giặt, khử mùi, hóa chất, nước hoa
    • Ban đêm
    • Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
    • Tập thể dục: ví dụ như trong điều kiện lạnh và khô
    • Các yếu tố liên quan đến công việc như hóa chất, bụi, gas, kim loại
    • Các yếu tố cảm xúc: cười, khóc, hò hét, đau buồn…
    • Các yếu tố liên quan đến nội tiết tố (hormon): VD như hội chứng tiền mãn kinh
  • Hen phế quản “nội tại”(không do dị ứng) chiếm khoảng 10% trường hợp, thường khởi phát sau 30 tuổi và không có liên quan đến dị ứng. Loại này liên quan đến phụ nữ nhiều hơn và trong nhiều trường hợp thường theo sau tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Loại hen phế quản này thường khó điều trị, các triệu chứng diễn tiến mạn tính và xuất hiện quanh năm.

    Triệu chứng hen phế quản : 

–         Thở nhanh (Thở ngắn):Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.

–         Thở khò khè:nghe có tiếng rít khi thở ra

–         Ho:Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô.

–         Nặng ngực:Có thể xuất hiện đi kèm hoặc không đi kèm với các triệu chứng trên.

Hen phế quản được phân loại dựa vào tần suất và độ nặng của triệu chứng, hay của cơn hen phế quản, và dựa vào kết quả xét nghiệm chức năng phổi:

Các triệu chứng của hen phế quản nặng là:

  • Ho dai dẳng
  • Không có khả năng nói thành câu hoàn chỉnh
  • Không thể đi bộ mà không bị thở nhanh.
  • Ngực cảm thấy bị bóp chặt
  • Môi có thể xanh tái
  • Cảm thấy hồi hộp, không có khả năng tập trung.
  • Bạn có thể khom vai, ngồi hoặc đứng để có thể thở dễ dàng hơn.
  • Các cơ vùng bụng và cổ co kéo.

Biến chứng hen phế quản: 

Hen phế quản làm hẹp đường thở, và ảnh hưởng đến việc di chuyển không khí vào và ra phổi. Hen phế quản chỉ ảnh hưởng đến phế quản mà không ảnh hưởng đến phế nang và mô phổi. Hiện tượng chích hẹp phế quản là do ba yếu tố chính: viêm, co thắt phế quản và phản ứng quá mức.

  • Viêm: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hẹp lòng phế quản là hiện tượng viêm. Phế quản sẽ bị đỏ, kích thích, phù. Phản ứng viêm xuất hiện là để đáp ứng đối với sự hiện diện của các tác nhân dị ứng hoặc chất kích thích. Phản ứng viêm là do tác động của các hóa chất trung gian như histamine, leukotrienes, và các chất khác. Các mô bị viêm sẽ tiết ra quá mức các chất nhầy vào trong lòng phế quản. Các chất nhầy sẽ kết hợp với nhau để tạo thành những nút nhầy có thể làm nghẹt các phế quản nhỏ (tiểu phế quản). Các tế bào viêm sẽ đến tích tụ và làm tổn thương mô tế bào. Các tế bào bị tổn thương sau đó sẽ bị bong tróc vào bên trong và góp phần gây nên hiện tượng hẹp đường thở.
  • Co thắt phế quản: Cơ bao bọc xung quanh phế quản bị co thắt trong cơn hen phế quản. Hiện tượng co thắt các cơ ở đường thở được gọi là co thắt phế quản. Hiện tượng co thắt phế quản làm cho đường thở càng bị hẹp hơn. Các hóa chất trung gian và dây thần kinh đã làm cho các cơ này co thắt lại.
  • Phản ứng quá mức (Quá mẫn cảm): Ở bệnh nhân bị hen phế quản, đường thở bị co thắt và viêm mạn tính trở nên nhạy cảm hơn, phản ứng mạnh hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, chất kích thích, nhiễm trùng. Việc tiếp xúc với các tác nhân này có thể làm cho đường thở bị viêm và hẹp nhiều hơn.

           Sự phối hợp của các yếu tố trên gây nên hiện tượng khó thở ở thì thở ra. Kết quả là không khí cần phải được thở ra thật mạnh để có thể đi qua chổ hẹp, do đó tạo nên tiếng khò khè hay tiếng rít.. Người bị hen phế quản thường bị ho để có thể tống các nút nhầy trong phế quản ra ngoài. Sự suy giảm lưu thông không khí làm cho ít ôxy đi vào trong máu, và nếu nặng thì có thể khí carbonic (CO2) sẽ tích tụ nguy hiểm trong máu.

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT