Một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới là hội chứng ruột kích thích (HCRKT). Tỷ lệ mắc bệnh từ 5%- 20% dân số, tỷ lệ này thay đổi theo từng nghiên cứu, theo từng vùng dân cư. Tỷ lệ nữ mắc gấp hai lần nam giới, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng tới sự phát sinh của HCRKT.
Cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Trong đó, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao gấp đôi đối với bệnh nhân nam. Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khả năng đến khi già, bệnh mới xuất hiện triệu chứng.
1. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh hay xảy ra ở người trẻ tuổi, trước 30 tuổi , nữ mắc nhiều hơn nam.
Ba triệu chứng chính là : đau bung, táo bón và ỉa lỏng.

Ba triệu chứng trên có thể đơn độc hoặc phối hợp với nhau như vậy sẽ có 7 thể.
Đau: không có đặc điểm gì nhất định, không có vị trí nhất định, có thể đau dọc khung đại tràng, đau tăng lên khi sau khi ăn thậm chí chưa ăn xong đã gây đau bụng làm phải ngừng ăn, khi ăn phải thức ăn lạ, thức ăn để lâu dễ gây đau. Khi lạnh bụng cũng có thể gây đau. Đau kéo dài triền miên nhiều ngày nhưng cũng có thể chỉ 1- 2 ngày, một tháng có thể đau nhiều ngày nhưng có nhiều người tháng mới đau 1 lần.
Phân lỏng hoặc nát, phân có thể sống, có nhầy lẫn với phân hay bọc ngoài phân, lượng mũi nhầy nhiều ít tùy trường hợp.
Phân táo thường kèm theo mũì nhầy bọc ngoài phân.
Nên nhớ phân không bao giờ lẫn máu , nếu có thì chắc chắn khồn phải là HCRKT.
Ngoài 3 triệu chứng chính nói trên còn gặp 1 số rối loạn như : bụng đầy hơi , ấm ách, nhức đầu, mất ngủ, trung tiện nhiều. Tuy nhiên thể trạng không bị ảnh hưởng nhiều, không có triệu chứng thực thể nào.
2 . Chẩn đoán
Chủ yếu là chẩn đoán loại trừ. Muốn vậy, phải làm đầy đủ các thăm dò và xét nghiệm.
– xét nghiệm phân
– chụp khung đại tràng
– soi trực tràng và đại tràng
– sinh thiết trực tràng hoặc đài tràng.
Tất cả các thăm dò đó đều có thể bình thường , nên nhớ rằng 1 người có HCRKT có thể có đồng thời mắc một bệnh khác như ung thư đại tràng, polyp đại tràng… cần phải phân biệt với các bệnh đại tràng mãn tính khác , với túi thừa đại tràng, với hiện tượng loạn khuẩn…
3. Chế độ ăn uống sinh hoạt
Rất quan trọng. trước hết phải kiêng thức ăn không thích hợp như tôm, cua , cá những thức ăn khó tiêu sinh hơi nhiều như khoai lang, kiêng thức ăn kích thích như rượu , cà phê, thuốc lá.
Không nên ăn các chất có nhiều cellulose khó tiêu như cam, xoài, mít…
Đối với táo bón thì nên ăn thêm rau chống táo bón
Đối với người ỉa chảy có thể ăn thêm thức ăn đặc dễ tiêu.
Đối với người đầy hơi không nên dùng đồ uống có hơi
Khi ăn nên nhai kỹ ăn chậm, không nên ăn nhiều quá một lúc.
Đi đôi với ăn kiêng là luyện tập thói quen đi ngoài dù là táo bón hay ỉa lỏng.
Luyện tập đi ngoài ngày 1 lần vào buổi sang, cần xoa bóp bụng trước khi đi ngoài để kích thích gây cảm giác đi ngoài. Nếu đi ngoài phân lỏng nhiều lần cũng phải tập ít đi bằng cách cố nhịn. Luyện tập phải công phu kiên trì.
Thay đổi môi trường sống để tạo 1 không khí thoải mái dễ chịu: tắm biển, suối nước nóng, nơi có khí hậu thích hợp dễ chịu.
Trên đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo về hội chứng ruột kích thích, nếu có biểu hiện bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
Chào bác sĩ,
Tôi bị chứng như sau:
Buổi sáng ăn xong là đau bụng đi cầu tiếp, sau đó có thể đau bụng đi cầu nhiều lần trong ngày, thường khó đi, đau bụng âm ỉ cả ngày.
Buổi chiều tối: ăn xong lại đau bụng mặc dù trước đó không đau gì, nếu đi cầu được thì nhẹ nhàng, còn không đau suốt khi ngủ thì thôi.
Một tháng gần đây hay đau suốt cả ngày không làm việc được. Tôi đã bị 4 năm rồi trị nhiều nơi không khỏi, đã nội soi 2 lần, siêu âm nhiều lần, thử máu thử phân không tìm ra gì bất thường. Rất mong BS tư vấn giúp đỡ.
Chào bạn,
Theo bạn mô tả tình trạng đau bụng, đi tiêu sau ăn xong, kéo dài 4 năm nay. Bạn đã làm xét nghiệm phân, siêu âm, nội soi đại tràng lần không có gì bất thường, vậy có nhiều khả năng bạn bị hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nguyên nhân do stress, rối loạn các chất trung gian dẫn truyền thần kinh tại ruột, thực phẩm, rối loạn vi khuẩn đường ruột… dẫn đến rối loạn co thắt ở ruột già. Bệnh không nguy hiểm nhưng khó điều trị dứt, gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Bạn đã nội soi đại tràng 2 lần, nếu cách đây chưa được 1 năm thì không cần nội soi lại.
Về điều trị Đông và Tây y đều chỉ điều trị triệu chứng đau bụng co thắt, tiêu chảy hoặc táo bón, bổ sung men tiêu hóa…
Bạn cần hạn chế những thức ăn mà bạn cảm thấy không dung nạp, ăn vào dễ gây đau bụng đi tiêu. Thường những thức ăn như dầu mỡ, sữa và sản phẩm từ sữa, thức ăn chưa nấu chín, trái cây chua, hạn chế rượu bia, nước uống có gas… Ngoài ra, cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục, yoga, thư giãn sau khi làm việc căng thẳng, tránh stress. Bạn không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể
Bs Tổng đài 19006237