Uốn ván là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, rất dễ gây nên các biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Do đó,việc xử trí khi có nguy cơ uốn ván cũng như điều trị uốn ván cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh uốn ván do trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, có lông quanh thân, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào. Nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn nên có hình dùi trống.
Vi khuẩn uốn ván chết ở 560C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững. Nha bào còn khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm tồn tại trong đất. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào chết sau khi đun sôi 30 phút.
Triệu chứng của uốn ván
Cơ có thể bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng hầu hết thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn. Một số người bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân. Bệnh có thể bị nhẹ (cơ co cứng với vài cơn co giật), vừa (cứng hàm và khó nuốt), hoặc nặng (co giật dữ dội hoặc ngưng thở).
Uốn ván cục bộ không phổ biến. Triệu chứng xuất hiện ở các cơ gần vết thương.
Biến chứng bệnh uốn ván
Các biến chứng của bệnh uốn ván có thể bao gồm:
– Di chứng tàn tật chi: Do sử dụng thuốc an thần mạnh để kiểm soát co thắt cơ cũng như việc bất động chi kéo dài dễ gây di chứng tàn tật vĩnh viễn.
-Tổn thương não: Cũng xuất phát từ việc phải sử dụng thuốc an thần mạnh. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì uốn ván có thể xâm nhập vào não gây tổn thương, nhẹ thì tổn thương tinh thần,trầm cảm, nặng thì bại não,chậm phát triển trí tuệ
– Tử vong: Biến chứng nặng nhất của uốn ván. Khi người bệnh bị co thắt cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến hô hấp, dễ suy hô hấp,viêm phổi, thiếu oxy gây ngừng tim và tử vong.
Xử trí nguy cơ uốn ván
Để phòng bệnh uốn ván có thể xảy ra khi người bệnh có nguy cơ tiếp xúc với nha bào uốn ván, cần:
-Xử lý tốt vết thương:
+Lấy hết dị vật trong vết thương như mảnh sành,đinh gai…
+Rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, oxy già hay dung dịch betadin..
+Băng thoáng vết thương.
-Ngay lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế để tiến hành tiêm huyết thanh chống uốn ván, theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế khi có chỉ định bác sĩ.
Điều trị uốn ván
-Ngăn ngừa co cứng và giật cứng cơ : Dùng một hoặc kết hợp thuốc diazepam (phổ biến điều trị là lorazepam ), barbiturat, chlorpromazin, thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.
-Xem xét và xử trí lại vết thương cửa vào của vi khuẩn,loại bỏ triệt để dị vật. Dùng kháng sinh tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Có thể dùng một trong các thuốc như sau: penicillin 10 – 12 triệu đơn vị tiêm mỗi ngày x 10 ngày; metronidazol 500mg mỗi 6 giờ hay 1g mỗi 12 giờ; dùng clindamycin, erythromycin. Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.
-Trung hòa độc tố uốn ván : Dùng kháng độc tố uốn ván để vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong; kịp thời dùng globulin miễn dịch uốn ván của người. Tốt nhất là nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
-Đảm bảo thông khí đường thở,chống suy hô hấp : nới rộng quần áo, nằm phòng thoáng mát, hút đờm dãi, mở khí quản có thể kết hợp thở máy…, dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi
-Điều trị các triệu chứng khác: Cân bằng nước điện giải, năng lượng, chống nhiễm toan, trợ tim mạch, chống rối loạn thần kinh thực .
-Duy trì tốt chế độ dinh dưỡng, vệ sinh ,theo dõi người bệnh và phát hiện các bất thường. Nếu người bệnh không tự ăn được, phải tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch hoặc cho ăn qua ống thông dạ dày, theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.
– Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động : Tất cả bệnh nhân đã mắc bệnh uốn ván phải được tiêm vaccin sau khi bệnh đã phục hồi.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
[…] Tham khảo thêm bài viết: Xử trí và điều trị bệnh lý Uốn ván […]
[…] Tham khảo thêm bài viết: Xử trí và điều trị bệnh lý Uốn ván […]