Đối với những người khỏe mạnh thì bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính,ít khi để lại biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với mẹ bầu thì thủy đậu có thể gây nên ảnh hưởng dị tật nhất định đến thai nhi, do đó cần được chẩn đoán,điều trị tích cực.
Những dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị thủy đậu.
Thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Triệu chứng thường gặp của bệnh là sốt nhẹ hoặc đau đầu,đau cơ… trong những ngày đầu. Sau đó trên da bắt đầu xuất hiện những vùng ban đỏ,bao gồm nhiều nốt nhỏ li ti và nhanh chóng phát triển thành các mụn nước gây ngứa. Mụn nước có thể xuất hiện trong miệng,trên da đầu,xung quanh mắt và trên bộ phận sinh dục.Sau khảng 2-10 ngày,các mụn nước sẽ bắt đầu khô và đóng vảy.
Phụ nữ khi mang thai bị nhiễm thủy đậu có thể có các triệu chứng,biểu hiện nặng hơn người bình thường do sức đề kháng yếu.Ngoài ra thời gian mắc bệnh cũng sẽ lâu hơn.
Ảnh hưởng của bệnh tới thai nhi.
Tùy vào độ tuổi của thai nhi mà ảnh hưởng của bệnh sẽ nhiều hoặc ít.
Ba tháng đầu thai kì: Nguy cơ mắc thủy đậu bẩm sinh chiếm 0,4% . Đây được coi là giai đoạn rất quan trọng do tất cả các cơ quan đang được hình thành nên dễ gây tổn thương dị tật như tổn thương da, não,ruột,bàng quang và mắt…nghiêm trọng hơn cớ thể dẫn đến sảy thai hoặc chết lưu thai.
Ba tháng giữa thai kì, đặc biệt vào tuần thứ 12-20: Thai nhi tiếp tục hình thành và hoàn thiện các cơ quan, nếu mẹ mắc thủy đậu thì tỷ lệ thủy đậu bẩm sinh là 4%
Ba tháng cuối thai kì: Hầu như trong giai đoạn này,bệnh không gây ảnh hưởng tới thai nhi, nhưng nếu mẹ mắc thủy đầu 5 ngày trước sinh hoặc mắc thủy đậu trong 2 ngày đầu sau sinh thì rất dễ lan truyền thủy đậu sang con.Do đó,khiến cho trẻ bị mắc thủy đậu sẽ có các biến chứng nặng gây tỷ lệ tử vong cao.
Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là gì?
Đặc điểm lâm sàng của hội chứng thủy đậu bẩm sinh bao gồm các dấu hiệu sau:
-Các vết sẹo ngoài da,phân bố theo Dermatomal
-Bất thường về thần kinh như: chậm phát triển trí tuệ, tật đầu nhỏ, não úng thủy, co giật, hội chứng Horner.
– Bất thường về mắt như: teo dây thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể, viêm màng võng mạc, tật nhãn cầu nhỏ, rung giật nhãn cầu.
– Bất thường các chi: giảm sản, teo/ liệt tứ chi.
– Bất thường về tiêu hóa: trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp/ tắc ruột.
– Cân nặng lúc sinh thấp.
Những trẻ mắc thủy đậu bẩm sinh, có 30% trẻ tử vòng trong những tháng đầu đời và 15% có nguy cơ mắc Zona trong 4 năm đầu.
Việc mắc thủy đậu khi mang thai là điều không ai muốn, khi mẹ bị thủy đậu cần có chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ, dùng thuốc theo đúng chỉ định và theo dõi các biến chứng. Ngoài ra, với những mẹ đang có ý định mang thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ cũng cần xét nghiệm và tiêm phòng đầy đủ, tránh những ảnh hưởng không đáng có từ bệnh.