Trang chủHIV/AIDSMuỗi đốt có lây truyền HIV không

Muỗi đốt có lây truyền HIV không

Có nhiều người bǎn khoǎn không biết muỗi đất có làm lây HIV không. Nhiều người tin là muỗi không truyền HIV nhưng cũng không hiểu rõ tại sao.

Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang vi rút HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không có ai chưa bị muỗi đốt bao giờ. Nếu muỗi truyền con vi rút này thì chẳng mấy chốc tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều nhiễm HIV hết, số người bị phải đông đến mức báo động rồi.

HIV không lây truyền qua đường muỗi đốt
HIV không lây truyền qua đường muỗi đốt

Muỗi là kẻ thù mang đến cho chúng ta nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi không có tội tình gì!

Nói về các lý do y học tại sao muỗi không truyền HIV thì:

Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.

Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

Theo Colon cho biết: “Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể”.

Khi muỗi truyền một tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác, tác nhân gây bệnh phải tồn tại trong dạ dày của muỗi cho đến khi quá trình truyền bệnh kết thúc. Nếu muỗi tiêu hóa tác nhân gây bệnh thì chu trình truyền bệnh sẽ chấm dứt. Để truyền bệnh thành công đòi hỏi phải có một số lượng lớn tác nhân gây bệnh vàcác tác nhân này phải có khả năng chịu được các enzym tiêu hóa bên trong dạ dày muỗi.

Ký sinh trùng sốt rét sống bên trong cơ thể muỗi từ 9 – 12 ngày và phải trãi qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau trong suốt thời kỳ đó. Virus viêm não cũng có thể sống từ 10 – 25 ngày trong cơ thể muỗi và sao chép một số lượng lớn trong suốt thời kỳ ủ bệnh. Các nghiên cứu ở virus HIV cho thấy rõ ràng rằng, virus đóng vai trò chính trong truyền bệnh AIDS đã được tiêu hóa cùng với máu trong dạ dày muỗi.

Kết quả là máu có nhiễm virus HIV bị tiêu hóa trong dạ dày muỗi sau 1 – 2 ngày và làm mất khả năng gây ra sự lây nhiễm mới. Khi virus không thể tồn tại để sinh sản và di chuyển đến các tuyến nước bọt của muỗi thì việc truyền tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác không thể thực hiện được và virus HIV cũng không thể truyền được.

Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét và một số virut gây bệnh khác, là do ký sinh trùng sốt rét và các virut này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển tới tuyến nước bọt và lây nhiễm sang người bị muỗi đốt.

Đường lây bệnh của HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu, dùng chung kim tiêm, truyền máu và truyền từ mẹ sang con.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT