Trang chủBệnh truyền nhiễmnCoV có thể lây qua aerosol: bụi khí hay khí dung?

nCoV có thể lây qua aerosol: bụi khí hay khí dung?

Thông tin mới cho biết nCoV có khả năng lây truyền qua aerosol. Vậy thực tế aerosol là gì? Có phải là không khí hay bụi khí như người dân đang hiểu hay không? Hãy cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

  1. nCoV lây qua con đường nào?

Theo các kiến thức trước đây, virus này không lây truyền qua đường không khí, mà lây qua đường giọt bắn hoặc tiếp xúc. Tức là người bệnh ho và bắn vào mắt, mũi, miệng của người khác hoặc bắn vào đồ vật và tay chúng ta chạm phải rồi vô tình đưa vào miệng, mắt. Thông thường loại giọt bắn có thể làm lây nhiễm trong vòng bán kính 2 mét.

Mới đây, chuyên gia Trung Quốc cho biết virus này có thể lây qua aerosol tức là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ, nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, nó có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn.

Kết quả hình ảnh cho khí dung

nCoV có thể lây qua đường khí dung

     2. Aerosol là gì?

Một số thông tin cho rằng aerosol là “bụi khí” nhưng theo các chuyên gia y tế, aerosol là “khí dung”, một phương pháp chữa bệnh.

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,… Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong khoa bệnh hô hấp ở trẻ em.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Phó khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, aerosol là lây truyền không khí dưới dạng hạt sương nhỏ. Những hạt sương nhỏ này từ máy khí dung có thể bay trong không khí, người gần đó hít phải với nồng độ cao sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

    3. nCoV lây qua khí dung như thế nào?

Cũng giống như con đường lây qua giọt bắn, nếu khí dung cho người bệnh trong buồng bệnh thì sẽ có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nếu ở khoảng cách 2m trở lại vì virus từ đường hô hấp người bệnh sẽ đi ra theo con đường khí dung. Hơn nữa, virus sẽ còn tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt vật dụng quanh người bệnh, có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt. Nếu như chỉ một người dùng riêng một bầu khí dung thì không sao; nhưng 2 người dùng chung sẽ bị lây bệnh. Nhân viên y tế làm thủ thuật này cho bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn. PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết.

Do vậy cần hạn chế khí dung, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Khi khí dung phải tuân thủ quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tóm lại, virus nCoV có thể lây lan qua khí dung – phương pháp chữa bệnh, chứ không phải “bụi khí” và không phải qua không khí. Vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định cũng như quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn khi khí dung là vô cùng quan trọng để tránh lây lan virus.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT