Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính nghiêm trọng (như bệnh tim, đái tháo đường, bệnh phổi và các tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng) có thể dễ bị COVID-19 hơn, thậm chí có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng từ loại virus này.
- Bệnh tim
Những người mắc bệnh tim có xu hướng mắc các bệnh tiềm ẩn khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường và bệnh phổi… Những căn bệnh này làm suy yếu hệ thống phòng vệ sức khỏe của cơ thể (bao gồm cả hệ thống miễn dịch) chống lại nhiễm virus. Các nhà khoa học giải thích, sốt, viêm phổi có liên quan đến COVID-19 gây thêm căng thẳng cho trái tim. Thêm vào đó, tình trạng viêm do nhiễm trùng có thể làm hỏng niêm mạc mạch máu.
Chế độ ăn uống lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia khuyên nên tập thể dục thường xuyên (tránh xa nơi đông người) và chế độ ăn uống lành mạnh để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch trong thời đại COVID-19.
2. Bệnh hô hấp mạn tính
Các bệnh hô hấp mãn tính (CRDs), bao gồm hen suyễn và tăng huyết áp phổi cần đặc biệt thận trọng với COVID-19, vì một trong những biến chứng có thể xảy ra là viêm phổi. Viêm phổi làm tổn thương phổi, khiến việc đưa oxy đến cơ thể khó khăn hơn. Ở những bệnh nhân đã mắc bệnh hô hấp mạn tính, viêm phổi có thể gây tử vong.
Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng là một trong những biện pháp ngăn chặn lây lan COVID-19.
Ngoài việc rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, đeo khẩu trang, tránh xa nơi đông người, Quỹ COPD khuyên, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (như viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng) nên có đủ tất cả các loại thuốc cần thiết trong ít nhất 30 ngày.
3. Bệnh đái tháo đường
Tổ chức Đái tháo đường Quốc tế (IDF) cho hay, những người mắc bệnh đái tháo đường, hệ thống miễn dịch bị tổn hại, cơ thể khó khăn hơn để chống lại COVID-19. Virus cũng có thể phát triển mạnh khi mức đường huyết cao. Các chuyên gia cho hay, nếu bạn bị nhiễm virus, điều đó có thể biến thành viêm phổi dễ dàng hơn, vì bản thân bệnh đái tháo đường là một bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, một người mắc bệnh đái tháo đường, khi nhiễm virus, có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này cũng có thể dẫn đến các biến chứng.
Bệnh nhân đái tháo đường khó chống chọi lại với COVID-19 nếu không may mắc phải.
IDF khuyến cáo, những người mắc bệnh đái tháo đường nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong đợt bùng phát COVID-19. Mọi người nên thực hiện rửa tay kỹ và thường xuyên, tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt, làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng của bệnh hô hấp. IDF cũng khuyến nghị các bước phòng ngừa bổ sung: Theo dõi lượng đường trong máu, đảm bảo có đủ thuốc, thực phẩm để kéo dài ít nhất một tháng và nên tránh tiếp xúc nơi đông người.
4. Trầm cảm và lo âu
Những ảnh hưởng mà dịch bệnh COVID-19 gây ra đang khiến mọi người lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu thì điều đó còn nghiêm trọng hơn nhiều. Các chuyên gia cảnh báo rằng, những người đã kiểm soát rối loạn lo âu có thể bị tái phát. Sự lo lắng này cũng làm nghiêm trọng thêm chứng trầm cảm, đặc biệt là những người mắc bệnh trầm cảm thuộc dạng kích động, đặc trưng bởi hành vi bồn chồn, lo lắng, cáu kỉnh.
Những người mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm đang cùng với người mắc COVID-19 có thể khiến sức khỏe tinh thần của họ ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, bằng cách tích cực tập trung vào sức khỏe tâm thần, những triệu chứng đó có thể giảm bớt. Các chuyên gia khuyên nên tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày, tập các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu… Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ lịch trình hàng ngày cho dù có bị cách ly: Sinh hoạt, ăn uống bình thường, có thể làm việc tại nhà nếu cần… Cần có đủ thuốc (nếu đang phải dùng thuốc) trong 30 ngày.