Do trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm
Nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ sau sinh vì nhiều lý do. Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh học (chu kỳ ngủ – thức tự nhiên) sau khi sinh, có nghĩa là chúng thường xuyên thức giấc suốt đêm. Bản thân người mẹ cũng trải qua những thay đổi về thể chất khiến giấc ngủ trở nên khó khăn.
Do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một yếu tố nguy cơ gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị thiếu máu, đặc biệt là ngay trước khi sinh. Phụ nữ bị ra máu nhiều khi sinh nở có thể bị thiếu máu trong thời kỳ hậu sản. Và người có mức độ sắt thấp sau khi sinh sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ sau sinh.
Thay đổi nội tiết tố
Các bà mẹ mới sinh phải trải qua những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố sau khi chuyển dạ và sinh nở. Sau khi một đứa trẻ sinh ra, mức progesterone của người mẹ giảm xuống. Progesterone có đặc tính gây buồn ngủ và sự suy giảm này khiến sản phụ khó ngủ hơn.
Những thay đổi về thể chất sau sinh
Đối với hầu hết các bà mẹ mới sinh, giai đoạn sau sinh rất khó chịu về thể chất, đặc biệt là những ngày đầu sau khi sinh con. Khó chịu có thể do đau đáy chậu (khu vực giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), do vết rạch tầng sinh môn hoặc vết khâu bị rách, vú căng sữa, vết mổ do sinh mổ và các thay đổi thể chất khác.
Lo lắng, rối loạn tâm trạng sau sinh
Mất ngủ sau sinh có liên quan đến các rối loạn tâm trạng sau sinh như trầm cảm hoặc lo lắng. Khoảng 12% –18% các bà mẹ mới sinh bị rối loạn tâm trạng sau sinh và mất ngủ là một trong những dấu hiệu sớm nhất.
Nhịp sinh học của cơ thể thay đổi
Hầu hết phụ nữ trải qua những thay đổi về mức độ melatonin (một chất hóa học mà não tạo ra, nó được gọi là hormone giấc ngủ vì nó cho bạn biết khi nào nên đi ngủ và thức dậy) và nhịp sinh học của họ.
Khi mô hình giấc ngủ bình thường bị gián đoạn, nhịp sinh học của cơ thể thay đổi là điều tự nhiên. Điều này có thể khiến bà mẹ khó đi vào giấc ngủ, ngay cả khi họ kiệt sức.
Thay đổi giờ giấc sinh hoạt
Khi phải chăm sóc trẻ sơ sinh, người mẹ thưởng bị động trong sắp xếp giờ nào đi ngủ và khi nào thức dậy. Lịch trình giấc ngủ luôn thay đổi có thể khiến cơ thể người mẹ không thích nghi được và khiến họ căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ và không ngủ được.
Cho trẻ bú đêm
Trẻ sơ sinh cần ăn thường xuyên suốt đêm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, khiến người mẹ bị đánh thức liên tục và khó có thể ngủ lại hoặc ngủ ngon do lo lắng về thời điểm thức giấc để cho con bú.
Thay đổi cảm xúc
Có con là một quá trình chuyển đổi lớn trong cuộc đời và có thể mang lại nhiều cảm xúc. Có cảm giác lo lắng hoặc trầm cảm có thể dẫn đến khó đi vào giấc ngủ, khiến các bà mẹ mới sinh có nguy cơ mất ngủ nhiều hơn.
Biện pháp cải thiện
Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng cũng có nhiều cách có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ sau sinh
· Giảm lo lắng và căng thẳng
· Chuẩn bị các điều kiện để có giấc ngủ tốt
· Chia sẻ công việc với chồng và người thân
· Tập luyện nhẹ nhàng
Hoạt động thể chất hàng ngày là một biện pháp đã được chứng minh giúp cải thiện giấc ngủ. Vận động, đi bộ vào buổi sáng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Cần lưu ý tránh tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, vì điều này có thể cản trở khả năng đi vào giấc ngủ.