Trang chủGóc hỏi đáp các bệnhPhòng ngừa rối loạn tiền đình

Phòng ngừa rối loạn tiền đình

Thời tiết giao mùa, sức đề kháng kém cộng với những căn bệnh mạn tính thường gặp như: huyết áp, tim mạch… khiến cho nhiều người thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn..

Hiện nay, chứng bệnh này còn tấn công nhiều vào nhóm người lao động trí óc, làm việc văn phòng 

Chứng RLTĐ thường xảy ra vào lúc nửa đêm, gần sáng. Khi người bệnh tỉnh dậy không ngồi dậy được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn. Người lảo đảo, choáng váng, mất thăng bằng, đi dễ bị ngã, cũng có trường hợp bị sang chấn. Khi thay đổi tư thế như nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại là chóng mặt, buồn nôn. Nhẹ thì thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và nôn.

Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp

Chóng mặt: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Cơn chóng mặt thường ngắn, xảy ra khi thay đổi tư thế đầu, tư thế nằm, ngồi; thường mắc phải sau chấn thương đầu, viêm mê đạo (thuộc vùng ốc tai) do siêu vi, tắc mạch máu ở vùng sau cổ

Bệnh Menièr: biểu hiện chóng mặt nặng kèm theo nôn ói kéo dài, ù tai, nặng tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai (nếu bị tái phát nhiều lần).

Chóng mặt sau chấn thương sọ não kèm nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Các dạng bệnh tiền đình ngoại biên khác như: viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình – ốc tai như: một vài loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống ung thư, thuốc giảm đau, rượu, xạ trị…

Những nguyên nhân do bệnh tai – mũi – họng

Rối loạn tiền đình trung ương

Là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế thì bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.

Chủ động phòng bệnh bằng cách tập luyện thường xuyên

Tập đầu và cổ: ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Xoa mặt, mắt, tay: hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Bên cạnh đó, người bị rối loạn tiền đình cần: tập thể dục thường xuyên; ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ nhìn sự vật chung quanh; Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh ngoảnh cổ quá nhanh hoặc đứng ngồi quá nhanh; tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường hay bị choáng váng; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; tránh đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt. Và đặc biệt, nên thường xuyên khám bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị và tư vấn cụ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT