Sang tuổi 30, ngưởi phụ nữ trưởng thành về mọi mặt, tuy vậy sự khác biệt về sức khỏe cũng biểu hiện. Dưới đây là những bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trên 30 tuổi.
Tỷ lệ ung thư cao
Ung thư vú chiếm 1% tổng số người tử vong trên toàn thế giới. U buồng trứnglà một trong những rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ, ảnh hưởng tới 5% – 10% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản.
Một trong những lý do chính đó là sự thay đổi trong phong cách sống như kết hôn muộn, trì hoãn việc sinh con đầu lòng, không cho con bú, các vấn đề về quá cân và gene, ngoài ra chị em cũng có thể dễ mắc một số bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Bệnh đường tiêu hóa
Vì hoạt động thể lực không nhiều như nam giới nên việc tiêu hóa có thể kém hơn so với cánh mày râu. Ngoài ra, chứng táo bón và các bệnh về đường tiêu hóa ở tuổi này các chị cũng thường gặp vấn đề hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn vận động ruột (ruột co bóp vận động kém không đủ sức để tống phân ra ngoài) và ảnh hưởng đến sự chi phối của hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn quá nhiều chất béo, đạm cũng rất dễ gây táo bón. Với ba nguyên nhân trên, khiến cho bệnh lý đại tràng thể táo báo thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Có thể do phụ nữ thường sống nội tâm, nhiều lo lắng cho cuốc sống mà công việc lại không đòi hỏi hoạt động thể lực như nam giới vì vậy nhu động ruột có phần bị ảnh hưởng hơn.
Loãng xương
Đề phòng loãng xương là việc bạn cần chú ý nhất trong đời sống của mình. Vì bộ xương được ví như móng của một ngôi nhà. Nếu móng chắc khỏe mới có thể bảo vệ được cấu trúc của ngôi nhà.
Con người cũng vậy, nếu có được bộ xương chắc khỏe ngoài việc có được thể lực tốt bạn còn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Vì điều trị loãng xương rất tốn kém. Nhưng với lối sống hiện đại ngày nay khiến cho bệnh loãng xương ở phụ nữ có chiều hướng tăng dần như thiếu vitamin D, canxi.
Điều này có thể do cuộc sống bận rộn khiến các chị em ít hoạt động thể chất hoặc công việc căng thẳng khiến nội tiết tố gặp vấn đề dẫn đến tình trạng này. Để phòng ngừa loãng xương khi bước sang tuổi 25, bạn cần chú ý bổ sung lượng can-xi thông qua sữa, các loại thực phẩm.
Hạn chế các chất gây nghiệm như cà phê, thuốc lá, rượu, bia. Thường xuyên luyện tập thể dục. Bổ sung các loại thức ăn giàu protein, các loại rau, củ quả…Hạn chế tối đa dùng muối khi nấu ăn.
Lão hóa da
Khi bước qua tuổi 25, phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi của làn da theo chiều hướng xấu đi. Liên kết collagen và elastin của da bị thoái hóa, khiến da đàn hồi kém,dẫn đến tình trạng da bị chùng, nhão, nhăn nheo. Cùng với đó là sự xuất hiện của nám da – một hậu quả của tình trạng stress kéo dài, sinh nở, những áp lực trong công việc, gia đình, con cái…
Các bệnh phụ khoa
Từ tuổi 25-30, chị em đang ở “ngưỡng” của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà chị em độ tuổi sau 25 có nguy cơ gặp phải nhiều bệnh phụ khoa.
Hơn nữa, sau tuổi 25, sức đề kháng của cơ thể chị em bắt đầu giảm dần, đặc biệt với những người không biết chăm sóc sức khỏe của mình thì khả năng miễn dịch hoạt động cũng không tốt, dễ gặp sự mất cân bằng môi trường âm đạo, rối loạn nội tiết… Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển mạnh gây bệnh phụ khoa.