Sau một loạt các thông tin không có thật về vắc-xin Quinvaxem đã làm ảnh hưởng tới uy tín của ngành y và gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng. Bài viết “Bằng chứng khoa học về tính an toàn và hiệu quả của Quinvaxem” và đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Phần lớn các ý kiến trái chiều đều xuất phát từ sự thiếu thông tin về quy trình sản xuất, bảo quản và phân phối, cũng như các thông tin về tính hiệu quả và an toàn, của vắc-xin nói chung và Quinvaxen nói riêng. Để giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn, đồng thời giúp các y bác sĩ có thêm góc nhìn khách quan nhằm làm tốt vai trò tư vấn cho cộng đồng.
Vacxin Quinvaxem có thực sự an toàn?
1. Vắc-xin là chất lạ do vậy hoàn toàn có khả năng gây shock phản vệ và tử vong. Trong trường hợp Quinvaxem có dùng kháng nguyên ho gà toàn tế bào do vậy khả năng gây dị ứng (có thể) dễ xảy ra hơn. Ở các nước phát triển (Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada) cũng dùng vắc-xin phối hợp kiểu này nhưng thành phần ho gà là vô bào, không dùng Quinvaxem.
2. Muốn khẳng định tử vong là “chắc chắn” do vắc-xin thì phải theo hướng dẫn (của WHO) khi phân tích đánh giá tác dụng không mong muốn (SAE) liên quan tới thuốc. Theo bộ tiêu chuẩn này thì rất khó để kết luận “chắc chắn” (bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn mình sẽ share các thang đánh giá).
3. Không một thử nghiệm lâm sàng nào được dùng để khẳng định tính an toàn khi xét về các biến cố hiếm gặp như tử vong (rất hiếm gặp). Lí do là các thử nghiệm lâm sàng luôn giới hạn cỡ mẫu tương đối nhỏ, không có cơ hội để xuất hiện các biến cố hiếm gặp. Do vậy không nên dựa vào các thử nghiệm lâm sàng để xét an toàn về mặt tử vong hoặc các biến cố hiếm gặp khi tiêm vắc-xin. Nên sử dụng các nghiên cứu dịch tễ học được thiết kế chặt chẽ.
4. Kể cả một vắc-xin có bằng chứng mười mươi là có thể gây tử vong do shock phản vệ thì cũng không phải là lí do ngừng sử dụng vắc-xin đó. Người ta luôn xem xét lưu hành vắc-xin đó dựa trên LỢI ÍCH – NGUY CƠ. Ví dụ: nếu không dùng vắc-xin, dẫn tới mắc bệnh, tỉ lệ tử vong do bệnh đó cao nhiều lần tử vong do tiêm vắc-xin thì vẫn có thể cân nhắc sử dụng vắc-xin đó.
5. Là thiếu sót cơ bản nếu chỉ xét LỢI ÍCH – NGUY CƠ dựa trên việc so sánh KHÔNG DÙNG vắc-xin và CÓ DÙNG vắc-xin. Cần xét lợi ích – nguy cơ khi dùng vắc-xin A và vắc-xin B nữa.
6. Các phân tích hay đánh giá hay gì gì thì nó CHƯA CHẮC ĐÚNG cho các lần tiêm vắc-xin đó ở thời điểm khác, nước khác (dùng lô khác). Vì vắc-xin là một “sinh phẩm”, chất lượng sẽ có thể dễ bị thay đổi.
7. Không nên tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ hướng dẫn nào kể cả WHO. WHO phải ưu tiên xây dựng chiến lược y tế toàn cầu cho các nước đang phát triển, nước nghèo, do vậy các chiến lược mà WHO đưa ra chưa chắc đã phù hợp ở một trường hợp cụ thể nào đó. Cần có những chuyên gia TRONG NƯỚC (hoạt động độc lập không có mâu thuẫn lợi ích) đủ trình độ để tự phân tích vấn đề dựa trên giúp đỡ của các chuyên gia ngoài nước.
8. Theo mình trước mắt cần tập trung nâng cao năng lực xử trí cấp cứu, theo dõi sau khi tiêm, hướng dẫn bà mẹ theo dõi, có chiến lược kiểm tra đảm bảo chất lượng vắc-xin, có chương trình cụ thể cho những vắc-xin đang ở dạng nghi ngờ… THAY VÌ chỉ tập trung vào việc “CHẾT CÓ PHẢI DO QUINVAXEM HAY KHÔNG?”
Kết luận chính:
Quinvaxem, theo các bằng chứng khoa học đã đăng, không nguy hiểm hơn các vắc-xin cùng dạng như Pentaxim, Infanrix Hexa, hay Hexavac. Tỷ lệ gây tác dụng phụ như sốt, ói mửa, khóc, khó chịu cũng không đặc biệt cao hơn. Liệu pháp bác sĩ Singapore tiêm Paracetamol cùng lúc với vắc-xin là liệu pháp không được khuyến khích.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.