- Định nghĩa: Rối loạn cương dương là trạng thái dương vật của nam giới không thể cương cứng hoặc cương cứng không đủ, thời gian cương cứng quá ngắn không đủ để kích thích tình dục hay để giao hợp với bạn tình
- Rối loạn cương dương gây ra những hệ lụy:
- Chất lượng tình dục đi xuống
- Ảnh hưởng tới tâm lý của nam giới
- Nặng nhất là dẫn tới hiếm muộn, vô sinh
- Nguyên nhân gây rối loạn cương dương : có nhiều nguyên nhân gây rối loạn cương dương, bao gồm các tình trạng cảm xúc và thể chất, gồm:
+ Nguyên nhân phổ biến:
- Tuổi tác: Rối loạn cương dương không phải là một phần của lão hóa, tuy nhiên nam giới lớn tuổi có nguy cơ rối loạn cương dương 5-15%
- Căng thẳng và lo lắng: Nam giới có thể lo lắng về hiệu suất tình dục và tình trạng rối loạn cương dương trong quá khứ. Điều này có thể tác động đến tâm lý và gây ảnh hưởng tới chức năng tình dục.
- Thuốc: Một số thuốc có thể cả trở các xung thần kinh hoặc lưu lượng máu đến dương vật gây ảnh hưởng tới chức năng cương dương. Một số loại thuốc như là thuốc điều trị ung thư, tâm thần, huyết áp….
- Phẫu thuật: Bất cứ phẫu thuật nào liên quan đến cấu trúc vùng xương chậu đều có thể làm hỏng các dây thần kinh hoặc mạch máu đến dương vật. Ngoài ra phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt cũng gây bất lực.
- Chấn thương: chấn thương các dây thần kinh, dộng tĩnh mạch vùng chậu có thể dẫn đến các vấn đề ở cơ quan sinh dục
+ Nguyên nhân bệnh lý:
- Các bệnh lý về mạch máu: Nguồn cung cấp máu đến dương vật bị tắc nghẽn do nhiều lý do, chẳng hạn như xơ vữa động mạch dẫn tới rối loạn cương dương
- Rối loạn thần kinh: ví dụ như đa xơ cứng, ngoài ra có đột quỵ, tiểu đường cũng gây ra rối loạn cương dương
- Testosterone thấp: Ở nam giới trên 30 tuổi mỗi năm nồng độ giảm 1%, điều này có thể gây rối loạn cương dương
- Các vấn đề về tiết niệu và thận
- Triệu chứng điển hình:
- Khó đạt được sự cương cứng: không đạt được sự cương cứng cần thiết để quan hệ tình dục khi mong muốn
- Không có khả năng duy trì cương cứng: có thể cương cứng nhưng không thể duy trì để quan hệ tình dục
- Không có khả năng cương cứng
- Chẩn đoán: Trước khi thực hiện xét nghiệm, tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể, thói quen tình dục và phong cách sống. Sau đó đề nghị các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng như:
+ Công thức máu: xác định tình trạng thiếu máu, thiếu máu do hồng cầu thấp có thể là nguyên nhân gây rối loạn cương dương
+ Xét nghiệm chức năng gan thận
+ Phân tích nước tiểu
+ Siêu âm : Giúp bác sĩ quan sát mạch máu cung cấp cho dương vật
+ Kiểm tra tâm lý
- Cách điều trị: Rối loạn cương dương có nhiều cách điều trị khác nhau:
+ Thuốc uống
+ Liệu pháp tình dục
+ Tiêm dương vật
+ Sử dụng thiết bị hỗ trợ cơ học
+ Thuốc tiêm vào dương vật
+ Phẫu thuật cấy ghép dương vật