Bệnh hen suyễn là căn bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm, co thắt, phù nề, tắc nghẽn đường thở do đó các thuốc điều trị cũng tập trung vào giảm viêm, giãn phế quản là chính.
1. Thuốc kiểm soát hen dài hạn
Những loại thuốc này kiểm soát hen suyễn hàng ngày và giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện, bao gồm:
– Corticosteroid dạng hít
Các loại thuốc chống viêm này bao gồm flnomasone, budesonide, flunisolide, ciclesonide, beclometasas. So với corticoid dạng uống hay tiêm thì dạng hít xịt sẽ ít độc hại hơn do đó có thể dùng kéo dài. Tuy nhiên chú ý súc miệng kỹ sau khi hít xịt để tránh nấm họng.
– Thuốc ức chế Leukotriene
Những loại thuốc uống này bao gồm montelukast, zafirlukast và zileuton giúp giảm triệu chứng hen suyễn đến 24 giờ. Thuốc giảm tần số đợt bùng phát, giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp và ngăn chặn quá trình tái tạo lại đường thở. Trong 1 số trường hợp hiếm, những loại thuốc này có liên quan đến các phản ứng tâm lý, như kích động, nóng nảy, ảo giác, trầm cảm và suy nghĩ tự tử.
– Các chất chủ vận beta tác dụng dài
Những loại thuốc này bao gồm salmeterol và formoterol thường kết hợp với một loại thuốc corticosteroid dạng hít như budesonide-formoterol (Symbicort) và formoterol-mometasone (Dulera).
– Các thuốc chống viêm khác:
Các kháng thể đơn dòng kháng IL4 (altrakincef) hoặc kháng IL5 (mepolizumab) làm giảm viêm đường thở, giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp, đặc biệt ở bệnh nhân hen phế quản phụ thuộc corticoid. Kháng thể đơn dòng kháng TNFa như infliximab, etanercept, adalimumab làm giảm các triệu chứng, giảm tính đáp ứng phế quản và tăng chức năng hô hấp. Kháng thể kháng IgE (omalizumab) làm giảm tần xuất đợt bùng phát, cải thiện các triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp, giảm bạch cầu ái toan, giảm TNFa vàTGF-b ở đờm, giảm tái cấu trúc đường thở.
Thuốc ức chế phosphodiestease đặc hiệu: gồm zardaverine, tebenelast, ariflo (SB207499), CDP840; tác dụng làm giảm viêm đường thở, giảm lắng đọng collagen dưới biểu mô, giảm dày thành phế quản.
Nhóm cromones: sodium cromoglycate, nedocromil sodium giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng phổi, giảm nhu cầu sử dụng các thuốc ở bệnh nhân hen phế quản.
2. Thuốc cắt cơn hen
Đây là các loại thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng nhanh chóng trong thời gian ngắn trong cơn hen.
– Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn
Những thuốc giãn phế quản bao gồm salbutamol (ventolin), terbutalin (brycanyl), fenoterol, reproterol, pirbuterol, có thể dùng đường toàn thân (uống, tiêm truyền) và tại chỗ (dạng bình xịt định liều, khí dung). Tác dụng không mong muốn bao gồm run cơ, tăng nhịp tim, giảm K+ máu, tăng glucose máu.
– Thuốc kháng cholinergic
Các thuốc: ipratropium bromide (atrovent), tiotropium bromid dùng tại chỗ (dạng bình xịt định liều, khí dung). Tác dụng không mong muốn gồm khô miệng, đờm quánh khó khạc, tăng nhịp tim (dùng đường tại chỗ ít gặp).
– Nhóm Metyl xanthin
Các thuốc: theophylin, theostat, diaphylin dùng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch. Tác dụng không mong muốn: kích ứng niêm mạc dạ dày, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, trụy tim mạch (gặp khi tiêm tĩnh mạch nhanh).
– Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch
Những loại thuốc này – bao gồm prednisone và methylprednisolone – làm giảm viêm nhanh chóng. tuy nhiên, chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài.
Sử dụng hợp lý thuốc trong điều trị hen phế quản
Bệnh hen suyễn là căn bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm, co thắt, phù nề, tắc nghẽn đường thở do đó các thuốc điều trị cũng tập trung vào giảm viêm, giãn phế quản là chính.
Thuốc điều trị hen phế quản chủ yếu là dạng hít
1. Thuốc kiểm soát hen dài hạn
Những loại thuốc này kiểm soát hen suyễn hàng ngày và giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện, bao gồm:
– Corticosteroid dạng hít
Các loại thuốc chống viêm này bao gồm flnomasone, budesonide, flunisolide, ciclesonide, beclometasas. So với corticoid dạng uống hay tiêm thì dạng hít xịt sẽ ít độc hại hơn do đó có thể dùng kéo dài. Tuy nhiên chú ý súc miệng kỹ sau khi hít xịt để tránh nấm họng.
– Thuốc ức chế Leukotriene
Những loại thuốc uống này bao gồm montelukast, zafirlukast và zileuton giúp giảm triệu chứng hen suyễn đến 24 giờ. Thuốc giảm tần số đợt bùng phát, giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp và ngăn chặn quá trình tái tạo lại đường thở. Trong 1 số trường hợp hiếm, những loại thuốc này có liên quan đến các phản ứng tâm lý, như kích động, nóng nảy, ảo giác, trầm cảm và suy nghĩ tự tử.
– Các chất chủ vận beta tác dụng dài
Những loại thuốc này bao gồm salmeterol và formoterol thường kết hợp với một loại thuốc corticosteroid dạng hít như budesonide-formoterol (Symbicort) và formoterol-mometasone (Dulera).
– Các thuốc chống viêm khác:
Các kháng thể đơn dòng kháng IL4 (altrakincef) hoặc kháng IL5 (mepolizumab) làm giảm viêm đường thở, giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp, đặc biệt ở bệnh nhân hen phế quản phụ thuộc corticoid. Kháng thể đơn dòng kháng TNFa như infliximab, etanercept, adalimumab làm giảm các triệu chứng, giảm tính đáp ứng phế quản và tăng chức năng hô hấp. Kháng thể kháng IgE (omalizumab) làm giảm tần xuất đợt bùng phát, cải thiện các triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp, giảm bạch cầu ái toan, giảm TNFa vàTGF-b ở đờm, giảm tái cấu trúc đường thở.
Thuốc ức chế phosphodiestease đặc hiệu: gồm zardaverine, tebenelast, ariflo (SB207499), CDP840; tác dụng làm giảm viêm đường thở, giảm lắng đọng collagen dưới biểu mô, giảm dày thành phế quản.
Nhóm cromones: sodium cromoglycate, nedocromil sodium giảm các triệu chứng, cải thiện chức năng phổi, giảm nhu cầu sử dụng các thuốc ở bệnh nhân hen phế quản.
2. Thuốc cắt cơn hen
Đây là các loại thuốc được sử dụng để giảm các triệu chứng nhanh chóng trong thời gian ngắn trong cơn hen.
– Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn
Những thuốc giãn phế quản bao gồm salbutamol (ventolin), terbutalin (brycanyl), fenoterol, reproterol, pirbuterol, có thể dùng đường toàn thân (uống, tiêm truyền) và tại chỗ (dạng bình xịt định liều, khí dung). Tác dụng không mong muốn bao gồm run cơ, tăng nhịp tim, giảm K+ máu, tăng glucose máu.
– Thuốc kháng cholinergic
Các thuốc: ipratropium bromide (atrovent), tiotropium bromid dùng tại chỗ (dạng bình xịt định liều, khí dung). Tác dụng không mong muốn gồm khô miệng, đờm quánh khó khạc, tăng nhịp tim (dùng đường tại chỗ ít gặp).
– Nhóm Metyl xanthin
Các thuốc: theophylin, theostat, diaphylin dùng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch. Tác dụng không mong muốn: kích ứng niêm mạc dạ dày, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, trụy tim mạch (gặp khi tiêm tĩnh mạch nhanh).
– Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch
Những loại thuốc này – bao gồm prednisone và methylprednisolone – làm giảm viêm nhanh chóng. tuy nhiên, chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài.