Trang chủGóc hỏi đáp các bệnhTrẻ khóc đêm không ngủ, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ khóc đêm không ngủ, cha mẹ cần làm gì?

Trẻ khóc đêm không ngủ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường cứ tối đến là trẻ thường không chịu ngủ, hay giật mình, hoặc thậm chí chỉ cần có một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé quấy khóc cả đêm không ngủ khiến nhiều cha mẹ lo lắng.

1, Nguyên nhân trẻ khóc đêm không ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc trẻ khóc đêm không ngủ ví dụ như:

  • Môi trường bên ngoài tác động: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ không khí , không thích người khác ẵm bồng,… Nếu môi trường bên ngoài có những tác động như trên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, não liên tục bị kích thích và không thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Do đó, trẻ dễ quấy khóc và khó có một giấc ngủ sâu.
  • Không khỏe trong người: đói, ốm sốt, mọc răng, đau bụng, đầy hơi, bị côn trùng cắn,… Các tình trạng trên đều khiến trẻ cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Đây là nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nhiều nhất nhưng ít được ba mẹ chú ý tới. 
  • Quần áo/ tã lót bị bẩn: Da của trẻ rất nhạy cảm. Vì vậy, nếu quần áo hoặc tã lót của trẻ bị bẩn mà không được thay sẽ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, dị ứng…và gây ra hiện tượng trẻ khóc đêm không ngừng quấy.
  • Bị giật mình: Trẻ nhỏ thường hay bị giật mình vào ban đêm. Những tiếng động bất ngờ hoặc cử động đột ngột của mẹ tác động có thể khiến bé tỉnh giấc và khóc. Điều đó khiến trẻ không có một giấc ngủ trọn vẹn.
  • Sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm khuẩn: Trẻ có sức đề kháng yếu thường dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, nhiễm khuẩn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và làm cho trẻ buồn bực, quấy khóc vào ban đêm.
  • Tuần lễ khủng hoảng (wonder week): Tuần lễ khủng hoảng là chỉ những giai đoạn mà cơ thể bé có sự phát triển về nhận thức khiến trẻ có những biểu hiện như khóc lóc, cáu kỉnh. Điều đó xảy ra do não bộ bắt đầu chú ý đến thế giới xung quanh và hình thành những nhận thức mới nên dễ bỏ qua thói quen ăn và ngủ trước đó.
  • Trẻ bị hội chứng quấy khóc (khóc dạ đề):  Hội chứng khóc dạ đề là tình trạng trẻ khóc dai dẳng và liên tục. Có khoảng 20% trẻ sơ sinh mắc hội chứng quấy khóc này.

2, Trẻ khóc đêm không ngủ, cha mẹ cần làm gì?

Trước tiên, để phòng tránh tình trạng trẻ học đêm, cha mẹ nên loại trừ các tình huống thông thường như: tác động từ môi trường xung quanh, nhu cầu của trẻ:

  • Không để đèn sáng khi ngủ, phòng ngủ cần yên tĩnh để trẻ không hướng sự chú ý vào những thứ xung quanh.
  • Kiểm tra nhu cầu của trẻ: Mẹ hãy cho bé bú mớm khi con cần. Thông thường mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 giờ là đủ. Ngoài ra, hãy kiểm tra tã và vệ sinh bộ phận sinh dục của bé sáng tối hàng ngày.
  • Massage cho trẻ: Bé sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn khi được cha mẹ massage. Không những vậy, còn cải thiện được tình trạng tiêu hóa kém, táo bón của bé – Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm.
Bé sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn khi được cha mẹ hoặc người chăm sóc massage.
  • Mỗi khi thấy trẻ sơ sinh quấy khóc, mẹ hãy cưng nựng con, vuốt ve, âu yếm trẻ. Lúc đó, trẻ sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ và yêu thương, con sẽ yên tâm và ngủ ngon hơn.
  • Tập cho trẻ thói quen chơi và ngủ đúng giờ cũng là cách loại bỏ tình trạng trẻ khóc đêm, và rèn luyện hành vi tốt ngay từ nhỏ cho trẻ.
  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng, vitamin D, canxi đầy đủ cho con.

Cha mẹ cần phân biệt được hiện tượng trẻ khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ em. Ngoài cơn khóc ra em bé vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường thì cha mẹ không phải quá hoảng hốt và thử tìm các cách khắc phục như trên.

Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đặc biệt nếu trẻ khóc đêm bất thường và có kèm theo các dấu hiệu như biếng ăn, vã mồ hôi và đặc biệt là mô hôi trộm… bạn hãy đến ngay các trung tâm y tín để được hỗ trợ kịp thời.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT