Trang chủSức khỏe trẻ emChiến lược đối phó khi trẻ lên 3 tuổi

Chiến lược đối phó khi trẻ lên 3 tuổi

“Tâm hồn trẻ lên ba, tài người già trăm tuổi” câu nói ấy đã phần nào thể hiện sự đa dạng về tâm lý của trẻ em 2 đến 3 tuổi. Khi trẻ 3 tuổi tỏ thái độ chống đối và thường xuyên có những cơn ăn vạ Chí phèo… nhiều bậc phụ huynh dễ cảm thấy lúng túng và stress vì con.

Dưới đây là  một số ” chiến lược” nhằm giúp  bạn có thể áp dụng khi trẻ lên 3 tỏ thái độ chống đối, ương bướng, không chịu nghe lời

Lờ như không thấy

Con rất bướng bỉnh. Bạn nói bé cứ lì ra như chống đối, không nghe lời. Bạn yêu cầu con chấm dứt thái độ nhưng bé không để ý đến lời bạn. Khi bạn bế bé lên thì bé quẫy đạp và gào thét. Xử lý thế nào đây? Rất dễ dàng! Bạn chỉ cần không quan tâm, lờ đi và tập trung làm việc của mình hoặc bỏ sang phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú ý mà thôi. Khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.

Hãy cương quyết

Có những ông bố bà mẹ mặc dù đã từ chối con nhưng lại không đủ cương quyết khi con giở bài khóc, dỗi, cuối cùng xót con nên chấp nhận nhượng bộ.

Sự nhượng bộ dễ khiến bé coi nước mắt và ‘ăn vạ’ như ‘vũ khí’ đắc lợi của mình. Chỉ cần đòi hỏi không được đáp ứng, bé sẽ giở chiêu này ra với bạn ngay để đòi cho kỳ được.

Bạn phải làm sao cho trẻ thấy rằng, qui tắc là bất di bất dịch, rất không nên áp dụng kỷ luật một cách ngẫu hứng. Bé vô lễ với người lớn, bạn phải luôn uốn nắn và luôn luôn là vậy chứ không thể lúc rầy, lúc lại không.

Sử dụng chiến thuật phân tâm

Bạn và con trai đang chơi đất nặn. Bạn làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”. Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến những gì bạn đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!” Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân tâm”, và ngay cả bạn cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt động khác.

Hãy dùng lời nói thuyết phục trẻ

Trong bất kỳ tình huống nào, bố mẹ cũng cần thật bình tĩnh và kiểm soát được tình hình, đừng bị kích động bởi những biểu hiện tiêu cực của bé. Lúc nào bạn cũng nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với bé như một người lớn. Khen ngợi bé khi bé làm đúng và khuyến khích bé diễn đạt những điều mình mong muốn một cách rõ ràng.

 Chia sẻ cảm xúc với trẻ

Với bé, giai đoạn này thực sự là giai đoạn khó khăn, bé cần nhận được sự quan tâm, yêu thương của bố mẹ hơn bao giờ hết.

Hãy tôn trọng cái tôi của con bằng cách hỏi con và cho con được lựa chọn trong chừng mực có thể.

Bé lên 3, bé đi mẫu giáo, mẹ nên hướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào hỏi thầy cô và cách nói chuyện với người lớn.

Cuối tuần, bố mẹ nên cho bé đi chơi công viên, vườn bách thú, để bé có dịp tự làm quen với các bạn. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé tham gia các lớp học năng khiếu. Khi làm việc nhà, bạn hãy cùng cho bé tham gia như vậy bé sẽ dạy cho bé tính tự giác và sự tự trong cuộc sống. Điều này sẽ giảm đi rất nhiều những khúc mắc tâm lý của bé ở tuổi lên ba.

Những điều cần lưu ý

Bé lên 3 ương bướng là hiện tượng tâm lý bình thường. Vì vậy, khi thấy con có những hành vi thái quá thì chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có khi bộc phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách, nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.

Thu Hương( TH)

 Chú ý: trên đây là một số thông tin tham khảo về tâm lý trẻ ở giai đoạn khi lên 3, hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT