Tại sao cần hạn chế ăn mặn?
Trong tất cả các bệnh lí, các chuyên gia đều có lời khuyên cho bệnh nhân rằng duy trì chế độ ăn và tập luyện phù hợp để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nặng thêm bệnh. Đây được coi là những phương pháp điều trị bệnh không sử dụng thuốc.
Vậy tại sao cần hạn chế ăn mặn. bởi ăn mặn có thể là nguy cơ gây nên 1 số bệnh lí dưới đây
Đột quỵ: Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.
Bệnh cao huyết áp: Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường.
Tuổi thọ: Người ăn mặn cũng có sẽ có tuổi thọ thấp hơn người ít ăn mặn rất nhiều nữa đấy.
Bệnh suyễn: Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.
Bệnh tim: Ăn mặn sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.
Bệnh thận: Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối. Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp…
Bệnh xương khớp: Ăn muối nhiều, uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.
Ăn nhiều muối có thể sẽ khiến người trẻ tuổi có thể bạc tóc
Bệnh tiêu hóa: Dùng muối nhiều hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày so với người ăn khẩu vị bình thường rất nhiều.
Vậy để hạn chế ăn mặn nên làm gì
Hạn chế nêm gia vị như muối, nước mắm, bột canh khi tẩm ướp, chế biến thực phẩm.
- Hạn chế hoặc không nên chấm gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối như thực phẩm đóng hộp (cá hộp, thịt hộp, …), thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội, pate, chả, mì ăn liền…), sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, phomai, …), thịt gia cầm, …
- Hạn chế các món ăn mặn được chế biến bằng cách ngâm muối như thịt muối, trứng muối, dưa muối, cà muối, …
- Đọc kỹ thành phần của thực phẩm chế biến sẵn.
- Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá mặn hoặc nêm nhiều gia vị vào thức ăn của trẻ, nhất là trong thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm
- Sử dụng các loại gia vị, rau mùi khác trong chế biến để tăng hương vị cho thực phẩm
Ngoài ra, ăn nhạt với lượng muối không vượt quá 5g/ngày còn giúp duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể và đảm bảo sức khỏe tim mạch.