Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt với người bệnh thì càng khắt khe hơn rất nhiều. Với người mắc bệnh cao huyết áp thì càng cần thiết phải phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học để tránh những biến chứng nặng nề do bệnh này gây ra
Theo đó trong chế độ ăn của bệnh nhân cao huyết áp các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cao huyết áp thì nên ăn nhạt, hạn chế ăn mặn.
Giải thích cho lí do này như sau Muối ăn có thành phần chủ yếu là Natri clorua (NaCl). Khi cơ thể nạp một lượng muối lớn, lượng natri (Na+) tăng sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu của máu theo đó sẽ kéo nước vào trong long mạch. Cơ thể sẽ kích thích như cầu uống nước vì vậy tang lưu lượng máu, điều này chính là nguyên nhân gây tang huyết áp.
Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người THA cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn, hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho, nấu ăn ít muối dùng gia vị thay thế vị mặn của muối. Người bệnh THA được áp dụng chế độ ăn ít muối thì có khoảng 20-60% hạ được HA rõ rệt.
Để kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp, bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học để giúp phòng ngừa các biến chứng nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. Vậy chế độ ăn cho người THA nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C and vitamin A, E, đây là những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tốt tới HA. Một bữa ăn nhiều chất xơ đã cho thấy có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nhiều dạng bệnh tim mạch trong đó có THA. Các loại chất xơ trong bữa ăn là rất quan trọng nó có trong các thực phẩm như : yến mạch, táo, đậu đỗ, thanh long, bưởi, cam gọt vỏ..
Nên sử dụng đủ rau, quả với lượng trung bình là 400 g/người/ngày, với người THA nên ăn 500g mỗi ngày; và có thể ăn 100-300g quả chín mỗi ngày.
Mỗi ngày uống khoảng 250 ml sữa bò hoặc sữa đậu nành sẽ giúp bổ sung lượng canxi thiếu hụt. Các loại rau như rau cải, cần tây, nấm, mộc nhĩ, tảo… cũng có lượng canxi lớn. Người THA nên ăn đồ biển chứa nhiều iod như rau câu, sứa biển, tôm tép, tảo biển… để tránh bị xơ cứng động mạch.
bổ sung kali . Rau củ quả tươi chứa nhiều kali như quýt, chuối, khoai tây, rau bí, quả bơ, nước ép cà chua, nước ép cam, dưa gang, quả chà là, quả mơ khô, sữa chua… rất tốt cho thành mạch. Tuy nhiên, người bệnh THA kèm theo suy thận, phù thũng, ít nước tiểu thì không nên ăn quá nhiều đồ ăn chứa kali để tránh thừa kali trong máu.
Giữ cân bằng lượng protein ở mức 60 – 70g/ngày, không nên ăn quá nhiều protein động vật.
Lượng Glucid ước tính khoảng 300 – 350g/ngày, người mắc bệnh tăng huyết áp nên dùng các hạt ngũ cốc không xay xát kỹ, đồng thời hạn chế các loại đường và bánh kẹo. Tỷ lệ % năng lượng giữa các chất: protein: 12 – 15% năng lượng khẩu phần; lipid: 15 – 20% năng lượng khẩu phần; glucid: 65 – 70% năng lượng khẩu phần.
Cần giảm lipid trong khẩu phần hàng ngày, đặc biệt với những người có tiền sử xơ vữa động mạch chỉ nên duy trì ở mức 25 – 40g/ngày. Nên dùng lipid thực vật, ví dụ như loại dầu và các hạt có dầu.