Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường.
Các mục tiêu dinh dưỡng cho người đái tháo đường tuýp 2 cần đạt đến
-Duy trì mức đường huyết ở mức gần bình thường nhất có thể bằng cách cân bằng lượng thức ăn với hoat động thể lực, thuốc hạ đường huyết và insulin
-Cung cấp lượng calo thích hợp để đạt được và duy trì lượng cơ thể mong muốn khỏe mạnh
-Quản lý yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm cả biến chứng cấp tính( hạ đường huyêt, nhiếm toan ceton…)và biến chứng mạn tính (bệnh tim mạch, bệnh thận, biến chứng vi mạch…)
Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng bao gồm
+ Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
+ Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
+ Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
+ Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
+ Duy trì được cân nặng lý tưởng.
+ Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận…
+ Phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân.
Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( GI<55)
+ Cung cấp glucid: Nên chọn các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ như, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen…giảm gạo, mỳ ngô, khoai, không nên ăn miến dong…
+ Cung cấp protein: các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.
+ Cung cấp lipid: nên dùng dầu thay mỡ, không nên ăn những sản phẩm nhiều chất béo bão hòa như các loại phủ tạng động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát… Cần tránh các loại mỡ trung chuyển, phát sinh khi ăn thức ăn chiên rán, thức ăn chiên ngập dầu mỡ.Nên chọn Các chất béo không bão hòa đơn có trong bơ, hạnh nhân và quả hồ đào hoặc chất béo không bão hòa có trong quả óc chó và dầu hướng dương, có thể giúp giảm cholesterol
Cung cấp vitamin và khoáng: các loại rau, củ, quả tươi, nên ăn những loại rau có màu xanh lá cây như rau cái, súp lơ, dưa leo, bắp cải… hạn chế ăn những quả quá ngọt như: chuối, mít, na ( GI cao), nên ăn các loại quả có chỉ số đường huyết thấp như: bưởi, lê, táo, cam…
Các yếu tỗ vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, ví dụ sắt ở người ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu vitamin B12
– Ngưng hút thuốc lá
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Dựa vào những gợi ý về từng nhóm thực phẩm trên đây chúng ta có thể thấy vẫn có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn có thể lựa chọn để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Do vậy, dù có thực hiện chế độ ăn kiêng nhưng bạn vẫn có thể đa dạng thực đơn mỗi ngày với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Người bị bệnh đái tháo đường cần kết hợp chế độ ăn hợp lý, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.