Trang chủHIV/AIDSThuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV- PrEP

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV- PrEP

Thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV khá quen thuộc với mọi người, vậy câu hỏi đặt ra là có dự phòng trước phơi nhiễm HIV- PrEP hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về điều này một cách cụ thể và chính xác nhất.  

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV- PrEP
Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV- PrEP

Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV-PrEP là gì?

Thuốc PrEP, tên tiếng Anh đầy đủ là Pre – exposureprophylaxis, tức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với mục đích chính là ngăn chặn và giảm thiểu khả năng lây nhiễm HIV. 

PrEP là sự kết hợp giữa hai loại thuốc là tenofovir và emtricitabine trong cùng một viên như Truvada, Ricovir-Em hay Teno-Em,được sử dụng hằng ngày Nếu ngưng uống thuốc, khả năng bảo vệ của thuốc sẽ mất đi nhanh chóng khi nồng độ thuốc giảm dần và mất đi

Các trường hợp được khuyến cáo sử dụng PrEP trên các nhóm có nguy cơ bị lây nhiễm HIV như nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ và nhóm bạn tình âm tính (vợ/chồng của người nhiễm HIV). Tuy nhiên thuốc chưa được thử nghiệm trên nhóm nguy cơ tiêm chích ma túy hay mẹ cho con bú nên cần được cẩn trọng trong những nguy cơ này.

Sử dụng thuốc PrEP như thế nào?

PrEP chỉ được sử dụng cho những người được khẳng định là chưa nhiễm HIV, do vậy cần phải được xét nghiệm HIV trước khi bắt đầu dùng thuốc và việc xét nghiệm này được tiến hành định kỳ sau đó. Điều này là rất quan trọng đối với tất cả những ai có ý định sử dụng PrEP.

Việc sử dụng thuốc PrEP là sử dụng hằng ngày, tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc khi đang ở trong giai đoạn cần sự bảo vệ nhất.Thông thường, cần ít nhất 4 – 7 ngày tuân thủ sử dụng PrEP đúng liều thì thuốc mới đạt hiệu quả tối đa bảo vệ khỏi HIV. Nếu xảy ra nguy cơ phơi nhiễm, cần tiếp tục sử dụng PrEP ít nhất 28 ngày sau đó.

PrEP có hiệu quả dự phòng HIV khá cao, nhưng cũng không phải 100%. Do vậy, cần kết hợp với các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV khác như: xét nghiệm HIV định kỳ,sử dụng bao cao su.Mặt khác, PrEP không có tác dụng dự phòng lây nhiễm các nhiễm trùng lây qua quan hệ tình dục khác như lậu, giang mai, viêm gan siêu vi… do đó việc sử dụng bao cao su là rất an toàn và cần thiết.

Tác dụng phụ của PrEP.

Các tác dụng phụ hay gặp nhất như buồn nôn,chán ăn, nhức đầu, nhưng hầu hết đều nhẹ và thoáng qua, thường mất đi sau vài ngày.Thậm chí nhiều trường hợp dùng thuốc không cảm thấy bất kỳ khó chịu gì,nên việc sử dụng thuốc khá an toàn.

Tuy nhiên, không nên vì thấy thuốc an toàn mà sử dụng thuốc bừa bãi. PrEP cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên môn ,đảm bảo tuân thủ điều trị, xét nghiệm HIV định kỳ và áp dụng các biện pháp giảm hành vi nguy cơ khác, cũng như đảm bảo tư vấn, giám sát chặt chẽ độ an toàn… Do vậy, bất kỳ ai có ý định dùng PrEP đều phải trao đổi trước với bác sĩ của mình.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT