Trang chủDấu hiệuTiêm phòng khi mang thai

Tiêm phòng khi mang thai

Ngày nay khi y tế ngày càng phát triển, hiểu biết con người ngày được nâng cao, việc chuẩn bị mang thai được các lứa đôi quan tâm rất nhiều. Điều này tạo ra những e bé khỏe mạnh có sức đề kháng tốt hơn.

Tiêm phòng trước và trong khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ hết về các loại vắc xin ., chưa rõ vắc xin nào cần cần tiêm trước khi mang thai, tiêm trước bao lâu ?vắc xin nào cần tiêm  trong khi mang bầu, cũng như thời điểm cần chủng ngừa hay những nguy cơ có thể gặp phải nếu không được tiêm chủng đầy đủ.

Không nên tiêm một số loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin virus sống cho phụ nữ mang thai, vì chúng có thể gây hại cho thai nhi. (Vắc-xin sống được tạo ra bằng cách sử dụng các chủng vi-rút sống). Một số vắc-xin có thể được cung cấp cho người mẹ trong tháng thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, trong khi những loại khác chỉ nên được tiêm ít nhất ba tháng trước hoặc ngay sau em bé chào đời.

Việc tiêm vacxin chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là tiêm vacxin để chuẩn bị mang thai an toàn. Và giai đoạn 2 là tiêm vacxin khi đang mang thai để sinh con an toàn.

Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân và em bé khi cơ thể không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp chủ động giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi

Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.

Một số vắc xin mẹ cần tiêm trước khi mang thai bao gồm: vacxin sởi, thủy đậu, quai bị, rubella, vắc xin phòng cúm mùa, vắc xin viêm gan B ngoài ra nên tiêm vacxin phòng HPV trước 26 tuổi.

Các loại vacxin này được khuyến cáo nên tiêm trước mang thai từ 1-3 tháng, để an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu không đủ thời gian trên mà đã mang thai mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được theo dõi suốt thai kì

Sau khi vắc xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng.

Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Vacxin khi mang thai bao gồm vacxin phòng uốn ván, Tùy thuộc vào việc mẹ mang thai lần 1 hay lần 2 đã được tiêm phòng trước đó hay chưa mà có chỉ định tiêm 1 hay 2 mũi uốn ván.

Tiêm phòng vắc xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho bé trong 9 tháng thai kỳ. Bà bầu nên theo dõi lịch và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin từ quá trình lên kế hoạch đến hết thời kỳ mang thai. Việc tiêm phòng là không bắt buộc nhưng để cho mẹ và bé có 1 cơ thể khỏe mạnh mẹ nên lưu ý tiêm phòng trước và trong lúc mang thai để có thai kì khỏe mạnh

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT