Tiêm phòng viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh khá phổ biến trong dân số Việt Nam.Đây là bệnh dễ lây và có nguy cơ cao chuyển sang viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.Để ngăn chặn sự lây lan của viêm gan B, tiêm phòng viêm gan B  biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng chống Viêm gan siêu vi B.

Hình ảnh virus viêm gan B
Hình ảnh virus viêm gan B

Con đường  lây nhiễm siêu vi viêm gan B

Siêu vi viêm gan  B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:

1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.

2. Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới, dịch tiết sinh dục, dịch máu.

3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.

4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.

5. Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.

Khi tiêm vaccin VGB , cần chú ý chia ra 4 trường hợp:

+Trường hợp thứ nhất: Phụ nữ có khoảng 5-17% bị nhiễm virut VGB mạn, 10-16% nhiễm virut VGB dạng nguy cơ cao. 70-90% trẻ sinh ra từ các phụ nữ bị nhiễm virut VGB (nhất là ở dạng  nguy cơ cao) thường bị nhiễm mầm bệnh qua đường bú. Vì vậy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần phải tiêm  vaccin viêm gan B và tiêm càng sớm càng tốt.

+ Trường hợp thứ hai: Người chưa bị nhiễm virut VGB, hoặc có thể bị nhiễm virut VGB nhưng chưa tạo được miễn dịch tự nhiên được gọi là “người dễ nhạy cảm” với virut VGB cần phải tiêm vaccin VGB  để chủ động tạo ra miễn dịch.

+ Trường hợp thứ ba: Người đã bị nhiễm virut VGB, đã phát thành bệnh cấp tính (có triệu chứng lâm sàng rõ) nhưng đã chữa  khỏi thì đã có miễn dịch suốt đời, không cần tiêm vaccin VGB vì tiêm không có thêm lợi gì (tuy rằng không gây hại).

+Trường hợp thứ tư: Người đã bị nhiễm virut VGB nhưng ở dạng mạn, nghĩa là bản thân người đó đã có “khả năng tự miễn dịch” không nhất thiết phải  tiêm, nhưng nếu tiêm vaccin VGB thì chỉ có ý nghĩa như một mũi tiêm nhắc lại để tăng cường thêm khả năng miễn dịch mà thôi.

+Trường hợp thứ nhất (cần phải tiêm) và trường hợp thứ ba (không cần phải tiêm) thì đã rõ ràng, không cần phải thử test. Hai trường hợp thứ hai và thứ tư còn lại, trước khi quyết định tiêm hay không phải thử test (vì không thể bằng mắt thường mà xác định được họ có bị nhiễm virut VGB hay không, đã có “khả năng miễn dịch tự nhiên”  hay chưa?).

Vaccin ngừa VGB hiện nay là loại tái tổ hợp (recombinant), có hiệu quả tạo kháng thể bảo vệ và độ an toàn tương đối cao, nên tai biến nặng liên quan đến miễn dịch (sốc phản vệ) hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy, vaccin ngừa VGB được khuyến cáo chích cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu nếu biết mẹ đã bị nhiễm virus VGB (HBsAg+) hoặc không biết chính xác tình trạng nhiễm virus VGB ở mẹ. Trường hợp mẹ không nhiễm virus VGB thì không nhất thiết phải tiêm cho trẻ ngay sau sinh.

Để đảm bảo vaccin có hiệu quả phải bảo quản chúng ở nhiệt độ 2-8 độ C nhưng không đông lạnh. Phải tiêm vaccin đủ 3 mũi, đủ liều và phải cách nhau đúng thời gian qui định:

Mũi thứ hai (ký hiệu là 1) cách mũi đầu (ký hiệu là 0) 1 tháng, mũi thứ ba (ký hiệu là 6) cách mũi thứ hai là 6 tháng. Để dễ nhớ người ta ghi công thức là 0-1-6. Trong trường hợp có nguy cơ cao cần phải ngăn chặn kịp thời thì tiêm theo công thức 0-1-2 nghĩa là mũi sau cách mũi trước đó 1 tháng.

Nếu bạn có những thắc mắc về vấn đề sức khỏe,  hãy gọi cho chúng tôi theo số 19006237 để được tư vấn trực tiếp.

TH

 

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT