Trang chủUncategorizedTiểu đường thai kì có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kì có nguy hiểm không?

Khi mang thai,việc thay đổi nội tiết có thể khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề bệnh lí,trong đó có đái tháo đường thai kì. Nếu không phát hiện và kiểm soát lượng đường trong máu,có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đái tháo đường thai kì là gì?Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Đái tháo đường thai kì là một loại bệnh lí tiểu đường chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống sau khi sinh. Mẹ bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kì khi tiền sử bản thân chưa bao giờ bị đái tháo đường trước khi mang thai,do đó bệnh thường khó phát hiện và người bệnh chủ quan.

Các dấu hiệu của bệnh có thể kể đến,đó là có đường trong nước tiểu,tăng cân nhanh,tăng huyết áp,có nhiều nước ối hoặc thai to…Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào mắc bệnh cũng gặp phải các dấu hiệu này.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng phụ nữ,nhưng một vài trường hợp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn,bao gồm:

-Phụ nữ có độ tuổi trên 25 sẽ dễ mắc bệnh hơn độ tuổi mang thai dưới 25

-Người có tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, hoặc phụ nữ đã từng mang thai trước đây có tiền sử thai to,hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân…

-Phụ nữ bị béo phì,thừa cân ,đặc biệt đối tượng có chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn

Các biến chứng của bệnh.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến mà bầu như:

-Mẹ đau lưng,mệt mỏi,chuột rút,táo bón,khó ngủ…

-Tiền sản giật: Đái tháo đường thai kì làm tăng nguy cơ tiền sản giật,có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé

-Nhiễm trùng đường tiểu

– Nguy cơ tái phát đái tháo đường trong những lần mang thai sau với những biến chứng nguy hiểm sớm

-Có khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thường là tiểu đường typ 2 khi già đi.

Các biến chứng ảnh hưởng đến em bé:

-Sảy thai tự nhiên,có nguy cơ đẻ non.

-Thai to, đa ối, vượt quá tăng trưởng

-Trẻ nhẹ cân,suy dinh dưỡng,hạ đường huyết sơ sinh,hạ canxi máu sơ sinh: Do việc kiểm soát đường huyết của mẹ quá chặt,mẹ nôn nhiều…

-Hội chứng suy hô hấp,vàng da

-Nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2 sau này

-Chậm phát triển về kỹ năng, hoặc các rối loạn về tăng động.

-Các bệnh lí về võng mạc,hoặc về thân như viêm thận-viêm bể thận…

Phương pháp điều trị và dự phòng.

Nguyên tắc điều trị cơ bản và quan trọng nhất là kiểm soát lượng đường trong máu,giúp bé khỏe mạnh và tránh các biến chứng.

-Theo dõi lượng đường trong máu 4-5 lần/ngày, vào buổi sáng và sau bữa ăn.

-Chế độ ăn uống: nhiều trái cây,rau và ngũ  cốc,hạn chế ăn đồ ngọt,chất béo,chất kích thích…

-Tập thể dục đều đặn: giúp làm giảm lượng đường trong máu,do đường sẽ được vận chuyển đến các tế bào sử dụng cho năng lượng hoạt động.

-Sử dụng isulin để giảm lượng đường trong máu theo chỉ định bác sĩ.

-Theo dõi,quan sát sự tăng trưởng của bé,kiểm tra đường huyết định kì

Để dự phòng bệnh,mẹ cần duy trì thói quen lành mạnh,giữ cân nặng ổn định,siêu âm và làm các xét nghiệm cơ bản trong thời gian mang thai,thăm khám bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường. 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT