Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh. Đi kèm với nó, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.
Do đó, nếu như bé nhà mình xuất hiện những dấu hiệu trên,thì mới có thể khẳng định bé đang xuất hiện tình trạng ra mồ hôi trộm. Bởi đôi khi bố mẹ sẽ nhầm lẫn giữa mồ hôi sinh lí bình thường hay bất thường.
Vậy làm thế nào để ngăn mồ hôi trộm ở trẻ?Bài viết sẽ giúp mọi người giải đáp.
-Thay đổi môi trường của con:
Phòng của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ, sau khi ngủ dậy, con ra nhiều mồ hôi thì cha mẹ cần kiểm tra do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mùa đông, mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo hay không?
-Bổ sung canxi,vitamin D:
Ra mồ hôi trộm, kèm theo những biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển có thể do trẻ đang thiếu Canxi. Thiếu canxi có thể do cung cấp canxi không đủ hoặc do con thiếu tiền tố hấp thu canxi như vitamin D.
Do vậy ,ngoài việc bổ sung canxi cho con,bố mẹ có thể cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, trong vòng 30 phút đến 1 giờ.Ngoài ra, có thể bổ sung Vitamin D cho trẻ bằng đường uống.
-Thực phẩm giúp hạn chế ra mồ hôi trộm:
Trong giai đoạn ăn dặm,các mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đậu, cháo lá dâu, cháo trai, cháo cá quả, cháo sò hến, cháo lá dâu, cháo gốc hẹ.. Những món ăn này giúp trẻ trẻ hạn chế ra mồ hôi trộm rõ rệt.
Nếu mồ hôi sinh lí bình thường, trẻ vẫn ăn ngủ tốt, phát triển bình thường thì bố mẹ cũng đừng lo lắng. Có thể hệ thần kinh thực vật của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được ổn định. Trẻ lớn dần, sẽ hết. Tuy nhiên các mẹ cần chú ý thấm mồ hôi cho trẻ liên tục, tránh để mồ hôi thấm lại cơ thể gây nhiễm lạnh,đặc biệt là viêm phổi.