Đã là cha mẹ ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, lanh lợi hoạt bát bởi vậy khi phát hiện con bị tự kỷ có không ít cha mẹ hoang mang và không biết làm sao. Điều quan trọng đầu tiên là cha mẹ cần biết trẻ tự kỷ muốn gì?
Trẻ tự kỷ hoàn toàn trở thành những đứa trẻ bình thường nếu như được phát hiện, giúp đỡ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, một khó khăn thực tế hiện nay, khi các phụ huynh đưa con tới trường, nhà trường xác định con họ đã mắc chứng tự kỷ nhưng gia đình hoàn toàn “bác bỏ”, hầu như ít khi có thái độ hợp tác cùng giúp con mình hòa nhập. Trẻ tự kỷ cũng có những cảm nhận và nhận thức của riêng trẻ, trẻ cũng có những mong muốn nhưng việc thể hiện nó có thể không có hoặc không được như ý, bởi vậy quan trọng là cha mẹ thầy cô cần nắm bắt tâm lý mong muốn của trẻ để giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Những điều trẻ tự kỷ mong muốn cha mẹ và thầy cô hiểu
- Hành vi của con là sự giao tiếp: Tất cả các hành vi của con xuất hiện vì một lí do. Nó cho cha mẹ và thầy cô biết, thậm chí khi không diễn tả được bằng lời, làm cách nào con có thể cảm nhận những gì xảy ra xung quanh con và cả những hành vi tiêu cự cản trở vào tiến trình học tập của con.
- Đừng bao giờ giả thiết điều gì: Nếu không có những sự kiện cụ thể, một sự giải định chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi.
- Xin cha mẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước.
- Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tự điều chỉnh bản thân trước khi con cần có.
- Hãy cho con biết cha mẹ muốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động.
- Xin cha mẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý, đừng quá tham vọng, đừng quá nhìn xa để rồi ép buộc con, nhồi nhét con học mà không để ý đến những nhu cầu cũng như cảm xúc hay niềm vui trong học tập của con.
- Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động.
- Xin cha mẹ và thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn: Lên giọng hay nói to của mọi người, chế nhạo hay nhại lại con, châm chọc, lăng nhục, đưa ra những lời kết tội vô căn cứ, đem so sánh con với người khác…
- Xin hãy phê bình một cách tế nhị.
- Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự và chỉ sự lựa chọn thực mà thôi.
* Gợi ý cách xử trí khi cho trẻ tự kỷ đến trường
Theo Ths Nguyễn Thị Thanh, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, Nếu đảm bảo được vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ đó cũng là làm được vấn đề xã hội hóa giáo dục. “Chúng ta phải có quan điểm nhìn nhận trẻ tự kỷ như là trẻ em bình thường, không có sự gán mác, gọi tên hay phân biệt đối xử với trẻ tự kỷ” Ths Thanh cho biết.
Giáo dục, dạy dỗ cho một đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn, càng khó khăn hơn khi các trường, những giáo viên tiếp nhận những đứa trẻ có hội chứng tự kỷ. Đứng ở góc độ nhà giáo, Ths Thanh cho rằng, trong quá trình dạy phải tạo cơ hội cho trẻ tự kỷ tham gia hòa nhập với các bạn trong lớp, có thể tạo cơ hội cho trẻ học chậm hơn từ 1-2 năm. “Trẻ tự kỷ như một miếng ghép, trong miếng ghép đó có nhiều mảnh nhỏ, mỗi ngày ta lắp ghép từng mảnh và dần sẽ được một mảnh ghép lớn”. Ths Thanh ví von về quá trình hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Từ kinh nghiệm thực tế, cô giáo Đỗ Thị Hoa, giáo viên dạy trẻ tự kỷ Trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội nêu ý kiến, trước đó, bản thân cô cũng rất lo lắng khi phải tiếp nhận 2 em tự kỷ vào lớp học của mình. Tuy nhiên, qua thời gian và qua nhiều phương tiện cô đã tìm hiểu được những khả năng của các em nên đã có cách giáo dục hiệu quả.
Trao đổi với chúng tôi, cô Hoa cho biết, “Sau khi tiếp nhận tôi đã tìm các kênh đa dạng trong lớp để làm cho các em có cảm giác hứng thú học tập. Đặc biệt giáo viên phải chủ động xây dựng môi trường xung quanh, đó là vòng tay bè bạn. Theo đó, với từng mục tiêu của môn học giáo viên có thể đưa ra mục riêng cho các em tự kỷ, ví như môn Toán lớp 2, cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1.000 nhưng ở trẻ tự kỷ chỉ yêu cầu các em làm trong phạm vi 100 thôi”
Là phụ huynh có con 10 tuổi mắc chứng tự kỷ đã lâu, chị Nguyễn Đình Hiếu (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, con chị lên 6tuổi bắt đầu xuất hiện chứng tự kỷ, lúc đầu nghĩ con phải đến lớp học chị rất lo lắng, lo vì không biết con mình có học được không, học những gì, học đến đâu hay vào trường chuyên biệt, nếu ở nhà thì ai trông, hàng loạt câu hỏi khiến chị và gia đình ngày đêm khó ngủ.
Cha mẹ có thể trao đổi với cô giáo và nhà trường xin phép nhà trường kê một ghế riêng cho con tôi, để bé ngồi gần với cô giáo hơn, xếp các bạn nhanh nhẹn ngồi gần giúp đỡ con. Điều này sẽ giúp trẻ dễ thích nghi và hòa nhập tốt hơn.