Trang chủSức khỏe Mẹ-BéTRIỆU CHỨNG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

TRIỆU CHỨNG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp  ở phụ nữ. Ung thư buồng trứng ( UTBT ) chỉ chiếm khoảng 5% các ung thư ở phụ nữ nhưng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các ung thư phụ khoa ở các nước Âu – Mỹ

Tại Việt Nam, theo ghi nhận giai đoạn 2001- 2004, tỷ lệ mắc dao đọng từ 3,6-3,9\100.000 dân. Về mô bệnh học, UTBT có rất nhiều thể nhưng người ta nhóm thành 3 loại chính: ung thư biểu mô, u tế bào mầm ác tính và các u đệm-dây sinh dục.

ung thư buồng trứng là loại ung thư sinh dục hay gặp ở phụ nữ

Những yếu tố nguy chính: Nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn. Có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ này không có nghĩa bạn chắc chắn mắc ung thư buồng trứng, nhưng nguy cơ của bạn cao hơn những người phụ nữ khác. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  •  Sự thay đổi về gen di truyền: Yếu tố nguy cơ đặc trưng nhất của ung thư buồng trứng là có sự thay đổi về di truyền của 1 hoặc 2 gen được gọi là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2). Những gen này ban đầu được xác định ở những gia đình có nhiều trường hợp mắc ung thư vú, đó là lý do chúng được đặt tên như thế), nhưng chúng cũng có mặt ở 5-10% ung thư buồng trứng. Bạn có nguy cơ đặc biệt cao mang những biến đổi di truyền này nếu bạn là dòng dõi Ashkenazi Jewish. Bệnh di truyền khác được biết đến có liên quan đó là hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp (HNPCC). Những cá thể trong gia đình HNPCC tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, đại tràng, buồng trứng, dạ dày, ruột non. Nguy cơ ung thư buồng trứng liên quan đến HNPCC thấp hơn ung thư buồng trứng liên quan đến sự biến đổi.
  • Tiền sử gia đình: Đôi khi, ung thư buồng trứng xảy ra ở nhiều hơn một thành viên trong một gia đình nhưng nó không là kết quả của bất kỳ biến đổi gen di truyền nào được biết đến. Có tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, nhưng không cùng mức độ như khi mang những khiếm khuyết về gen di truyền. Nếu bạn có người thân thế hệ thứ nhất – mẹ, con gái hoặc chị em gái – mắc ung thư buồng trứng, nguy cơ của bạn phát triển bệnh là 5% trong suốt cuộc đời.
  •   TuổiUng thư buồng trứng thường gặp nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn tăng lên theo tuổi sau tuổi 70. Hầu hết ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở phụ nữ đã mãn kinh, bệnh cũng xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinhh.
  • Thời kỳ mang thai: Phụ nữ có ít nhất một lần mang thai có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng thấp hơn. Tương tự, việc dùng thuốc uống tránh thai có một vài tác dụng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng.
  • Mất khả năng sinh sản. Nếu bạn có vấn đề khó khăn trong việc thụ thai, bạn có thể tăng nguy cơ. Mặc dù sự liên quan được biết đến ít, những nghiên cứu chỉ ra rằng mất khả năng sinh sản tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, thậm chí không sử dụng thuốc sinh sản. Nguy cơ xuất hiện cao nhất ở phụ nữ mất khả năng sinh sản không rõ lý do và ở phụ nữ mất khả năng sinh sản mà chưa bao giờ thụ tinh. Nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn đang được tiến hành.
  • Nang buồng trứng. Sự hình thành nang là một phần bình thường của quá trình rụng trứng ở phụ nữ chưa mãn kinh. Tuy nhiên, nang hình thành sau khi mãn kinh có nhiều khả năng trở thành ung thư hơn. Khả năng ung thư tăng lên cùng với kích thước khối u và tuổi.
  •  Điều trị hormon thay thế. Những nghiên cứu về khả năng liên quan giữa việc dùng hormon estrogen và progestin ở phụ nữ đã mãn kinh và nguy cơ ung thư buồng trứng vẫn còn gây tranh cãi. Một vài nghiên cứu chỉ ra có tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ dùng estrogen sau mãn kinh, nhưng những nghiên cứu khác chỉ ra rằng không có tăng nguy cơ đáng kể. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lớn đăng trên tạp chí ung thư quốc gia Mỹ vào tháng 11 năm 2006, các nhà nghiên cứu thông báo rằng phụ nữ không cắt tử cung và điều trị hormon mãn kinh trong 5 năm hoặc hơn đối mặt với nguy cơ đáng kể của ung thư buồng trứng.
  • Béo phì ở tuổi trẻ. Những nghiên cứu gợi ý rằng phụ nữ béo phì ở tuổi 18 tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng trước khi mãn kinh. Béo phì cũng có thể liên quan đến ung thư buồng trứng tiến triển, điều này có thể dẫn đến bệnh tái phát trong thời gian ngắn hơn và giảm tỷ lệ sống thêm toàn bộ.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

Các triệu chứng đưa bệnh nhân đến khám thường ít có tính chất gợi ý. Do tiến triển chậm và tăng dần, nên nhiều triệu chứng có thể cùng xuất hiện trên một người bệnh, đó là:

  • Nặng bụng và khó chịu ở ổ bụng, hiếm gặp những đấu hiệu đau. Hoặc bệnh nhân thấy đầy tức bụng, bụng to lên.
  • Chảy máu âm đạo bất thường, không nhiều lắm nhưng khá phổ biến.
  • Các triệu chứng về dạ dày ruột và tiết niệu cũng có thể xuất hiện.
  • Thể trạng gầy và xanh, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
  • Có thể có mệt mỏi, gầy sút cân.
  • Ung thư biểu mô buồng trứng thường tiến triển âm thầm và không cá các dấu hiệu đặc trưng, chính vì vậy phần lớn ( hơn 70% ) khi được phát hiện bệnh đã ở giai đoạn III-IV.
  • UTBT loại tế bào mầm thường có triệu chứng đau do căng và xoắn dây chằng rộng ngay khi u còn khu trú tại buồng trứng và 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạnh I của bệnh. Một số trường hợp đau dữ dội do chảy máu, vỡ u.
  • UTBT loại u đệm-dây sinh dục có thêm các triệu chứng của tăng tiết quá mức Estrogen hoặc Androgen như mất kinh hoặc kinh nguyệt thất thường ở phụ nữ còn kinh hoặc ra máu âm ddaoj ở phụ nữ đã mãn kinh hoặc những biểu hiện nam hóa.

Khi thăm khám có thể thấy:

  • Buồng trứng to lên, sờ thấy được.
  • Khối u vùng chậu: thường chắc, có thể cố định, đô khi kèm theo nhiều khối nhỏ vùng túi cùng.
  • Cổ chướng.

Cần thăm khám toàn diện đánh giá hạch ngoại vi, tình trạng gan, thận, trực tràng, thiếu máu, suy kiệt,…

CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG:

  1. Siêu âm: Siêu âm với đầu dò âm đạovà siêu âm qua thành bụng có thể phân biệt u buồng trứng với các khối u khác vùng chậu, hình thái khối u, kích thước khối u, tình trạng buồng trứng bên đối diện và dịch cổ chướng. Siêu âm doppler màu đánh giá được mạch máu của khối u, có thể phát hiện mạch máu tân sản bất thường gợi ý u lành hay ác tính.
  2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u: CA-125 tăng cao ở hơn 80% các trường hợp ung thư biểu mô buồng trứng, nhưng cũng có thể tăng trong một số tình trang lành tính hoặc một số ung thư ngoài buồng trứng. AFP ( alpha-fetoprotein ) và HCG tăng trong các u tế mào mầm tùy theo loại u.
  3. Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ ổ bụng và vùng chậu: giúp đánh giá mức đọ xâm lấn và tình trạng di căn của u.
  4. Chụp X- quang phổi: đánh giá có di căn phổi hay không.
  5. Tế bào học dịch cổ chướng: để tìm tế bào ung thư.
  6. Soi ổ bụng: làm khi còn nghi ngờ đối với u nhỏ. Trong khi soi có thể tiến hành làm sinh thiết hoặc làm tế bào học các vị trí nghi ngờ để đánh giá chính xác giai đoạn.
  7. Phẫu thuật thăm dò: giúp chẩn đoán xác định. Nếu xác định UTBT có thể tiến hành phẫu thuật điều trị.

Giai đoạn của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng về cơ bản được chia thành 4 giai đoạn, giai đoạn I là giai đoạn sớm nhất, giai đoạn IV là giai đoạn tiến triển muộn nhất. Giai đoạn được xác định tại thời điểm phẫu thuật chẩn đoán bệnh:

        Giai đoạn I: Ung thư buồng trứng khu trú ở một hoặc 2 bên buồng trứng.
        Giai đon II:Ung thư buồng trứng di căn tới những khu vực khác trong khung chậu như tử cung hoặc vòi trứng.
        Giai đon III: Ung thư buồng trứng di căn tới màng bụng hoặc hạch bạch huyết trong ổ bụng. Đây là giai đoạn phổ biến nhất của bệnh được xác định ở thời điểm chẩn đoán.
       Giai đon IV: Ung thư buồng trứng di căn tới các cơ quan ngoài ổ bụng.

Chú ý: Khi có thắc mắc về vấn đề sức khỏe phụ nữ, hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19006237 để được tư vấn cụ thể

BS. Hải Hà

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT