Trang chủSẢN PHỤ KHOACâu hỏi thường gặp về thụ tinh nhân tạo

Câu hỏi thường gặp về thụ tinh nhân tạo

Với các gia đình hiếm muộn, thụ tinh nhân tạo là một giải pháp tối ưu nhất. Một trong những phương pháp hay tiến hành nhất trong thụ tinh nhân tạo là phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về vấn đề này.

Câu hỏi 1: Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI là gì? Được tiến hành như thế nào?

Phương pháp IUI là thủ thuật được tiến hành bằng cách đưa một catheter rất nhỏ, mềm, mảnh đi qua cổ tử cung và bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung. Thông thường tinh trùng được lấy bằng cách người nam xuất tinh vào lọ vô khuẩn, hoặc bao cao su đặc chủng.

Sau khi tiến hành tiêm thuốc rụng trứng cho người nữ, sẽ tiến hành IUI trong khoảng 24-48h sau. Nếu bơm 1 lần thì tiến hành sau 36 giờ, nếu bơm 2 lần thì 24h và 48h.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo
Phương pháp thụ tinh nhân tạo

Câu hỏi 2: Tại sao phải tiến hành lọc rửa tinh trùng?

Lọc rửa tinh trùng còn gọi là chuẩn bị tinh trùng; là kỹ thuật phòng xét nghiệm chuẩn bị mẫu tinh trùng từ tinh dịch, tạo tinh trùng bơi từ không bơi, hoặc bơi kém dùng để hỗ trợ sinh sản.

Kỹ thuật rửa tinh trùng để mẫu tinh dịch gần như bình thường sau xuất tinh và lý  giải hoàn toàn. Quy trình lọc rửa tinh trùng được lập lại tối đa 2-3 lần. Lần rửa cuối cùng hút bỏ ở trên để lại 0.5cc làm IUI. Hoặc chuẩn bị tinh trùng theo kỹ thuật “Sperm Rise”  hoặc “Swim-up”. Hay kỹ thuật Gradient. 

Theo nghiên cứu tinh trùng lọc rửa có thể sống được 24-72h, và có khả năng cao nhất xuyên qua màng noãn để thụ thai là 6-12h sau phóng noãn.

Câu hỏi 3: Tỷ lệ thành công của phương pháp IUI là bao nhiêu?

Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng và noãn. Nếu tinh trùng đảm bảo chất lượng, chu kì tự nhiên (không sử dụng thuốc kích trứng) thì tỷ lệ thành công chỉ là 6%. Nếu sử dụng thuốc kích thích nang noãn, tỷ lệ thành công có thể đạt tới 26%. Tỷ lệ có thai thấp khi số lượng tinh trùng sau lọc dưới 5 triệu, trên 10 triệu cho lệ thành công cao, nếu 20 – 30 triệu thì tỷ lệ thành công rất cao. Do đó, nhìn chung tỷ lệ thành công của IUI cho một chu kỉ là 15-20%. Tỷ lệ đa thai là 23-30%.

Nếu sau 3-4 chu kì tiến hành IUI chưa thành công,sẽ chuyển sang phương pháp khác cụ thể là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Thông thường sau 6-12 ngày từ khi tiến hành thủ thuật, có thể nhận biết có thai bằng việc thử que hoặc chậm kinh thử máu.

Câu hỏi 4. IUI có gây đau đớn cho người nữ không? Sau khi tiến hành có cần nằm nghỉ tuyệt đối không?

Thủ thuật IUI không gây đau đớn cho người nữ,chỉ có cảm giác hơi tức bụng dưới hoặc có ra một chút máu. Một vài rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành, có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục, ít khi gặp quá kích buồng trứng.

Kĩ thuật bơm tinh trùng vào buồng trứng
Kĩ thuật bơm tinh trùng vào buồng trứng

Sau khi tiến hành IUI, có thể nằm nghỉ 15-20 phút hoặc nhiều trường hợp an tâm có thể nằm khoảng 2-3h, trên giường chuyên dụng mông nâng cao.

Những ngày sau đó, có thể vận động nhẹ nhàng,tránh làm việc lao động nặng hoặc căng thẳng, stress. Nếu cảm thấy căng tức bụng dưới hoặc không khỏe, không thoải mái, có thể nghỉ ngơi 1-2 ngày.

Câu hỏi 5: Sau khi tiến hành IUI có được giao hợp không? Tinh trùng đã được bơm có chảy ra ngoài hay không?

Việc giao hợp sau khi tiến hành thủ thuật không gò ép. Thậm chí, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân giao hợp ngay sau khi tiến hành, giúp phóng noãn hoàn toàn. Nếu người nữ có ra máu hoặc tức bụng dưới,có thể đợi một thời gian sau hãy giao hợp, thường sau 48h.

Thông thường tinh trùng được cô đặc ở một thể tích nhỏ (<0,5ml) trước khi bơm,do đó thường không chảy ngược ra ngoài. Nếu người nữ có cảm giác ướt ở âm đạo sau khi IUI có thể là do catheter tác động lầm lỏng dịch nhày cổ tử cung hoặc do nước muối sinh lí dùng để lau rửa âm đạo, cổ tử cung còn sót lại.  

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT