Việc siêu âm và nắm bắt các chỉ số thai nghén rất quan trọng,giúp mẹ bầu có cái nhìn tổng quát về tình trạng phát triển của con.
Lịch khám thai và mục tiêu mỗi lần siêu âm.
Theo bệnh viện Từ Dũ,trong suốt thai kì,mẹ bầu cần chú ý về lịch khám thai cho con và mục tiêu mỗi lần siêu âm như sau:
-Tuần thứ 5: Siêu âm 2D,kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung
-Tuần thứ 7-8: Siêu âm 2D,kiểm tra tim thai.
-Tuần thứ 12: Siêu âm 4D, kiểm tra hình thái thai nhi,đo độ mờ da gáy,xét nghiệm double test.
-Tuần thứ 16: Siêu âm 2D,xét nghiệm máu Tripple test.
-Tuần thứ 20: Siêu âm 4D, kiểm tra hình thái dị tật thai nhi,kiểm tra thai máy (3 lần/ngày)
-Tuần thứ 26: Siêu âm 2D, kiểm tra nội tiết,kiểm tra thai máy.
-Tuần thứ 30: Siêu âm 2D,xét nghiệm máu,nước tiểu .
-Tuần thứ 32: Siêu âm 4D,kiểm tra hình thái thai nhi
-Tuần thứ 36-40: Siêu âm định kì đánh giá ,xác định ngôi thai,vị trí bánh rau,lượng nước ối… Ở những tuần thai cuối này,có thể siêu âm định kì 1 tuần 1 lần.
Các chỉ số trên phiếu kết quả siêu âm.
Trong đó các chỉ số cơ bản nhất thường xuất hiện trên phiếu siêu âm là:
GA: Tuổi thai.
FHR: Nhịp tim thai.
EFW: Trọng lượng thai ước đoán.
BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
FL: Chiều dài xương đùi.
CRL: Chiều dài đầu mông.
TTD: Đường kính ngang bụng.
APTD: Đường kính trước và sau bụng.
AC: Chu vi bụng.
BD: Khoảng cách hai mắt.
HUM: Chiều dài xương cánh tay.
Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.
Tibia: Chiều dài xương ống chân.
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
OFD: Đường kính xương chẩm.
CER: Đường kính tiểu não.
THD: Đường kính ngực.
TAD: Đường kính cơ hoành.
APAD: Đường kính bụng từ trước tới sau.
FTA: Thiết diện ngang thân thai.
GS: Đường kính túi thai.
HC: Chu vi đầu.
AF: Nước ối.
AFI: Chỉ số nước ối.
EDD: Ngày dự sinh.
Các chỉ số cơ bản,mẹ có thể dựa vào bảng so sánh sau:
Các chỉ số thai nghén có thể thai đổi theo từng tuần tuổi thai, do đó,mẹ bầu khi thấy chỉ số của con hơi thiếu so với mức phát triển cũng không nên lo lắng,cần ăn uống đủ chất và giữ tinh thần thoải mái giúp con khỏe mạnh.