Trang chủBệnh ung thưUng thư vòm họng ( kì 2)

Ung thư vòm họng ( kì 2)

3. Chẩn đoán

Trước một bệnh nhân có những triệu chứng trên, phải nghi ngờ và được khám tỉ mỉ vòm họng đó là: soi vòm gián tiếp qua gương hoặc soi vòm bằng ống soi (cứng, mềm). Qua soi vòm có thể thấy một tổ chức sùi mủn nát, loét hoặc thâm nhiễm dễ chảy máu.
3.1. Sinh thiết khối u, chẩn đoán giải phẫu bệnh lý: là yếu tố chẩn đoán xác định.
3.2. Chẩn đoán tế bào học: có ý nghĩa định hướng (tế bào tại vòm họng hoặc tại hạch cổ).
3.3. Chẩn đoán huyết thanh: phương pháp này dựa vào mối liên quan của EBV với UTVH, có thể tiến hành trên hàng loạt người để phát hiện sớm ngay khi triệu chứng lâm sàng chưa rõ. Nhưng cũng không có giá trị chẩn đoán xác định mà vẫn phải dựa vào kết quả giải phẫu bệnh lý.
3.4. Chẩn đoán X- quang.
–          Tư thế Hirtz.
–          C.T.Scan vùng vòm họng, nền sọ: đánh giá sự lan tràn và phá hủy của khối u lên nền sọ.
3.5. Chẩn đoán phóng xạ: có thể chẩn đoán sớm được kích thước khối u, chẩn đoán được tình trạng di căn xa của bệnh.
3.6. Chẩn đoán giai đoạn:
Tổ chức chống ung thư quốc tế (UICC – Union internationale contre le cancer) – 1987 xếp loại giai đoạn UTVH.
Phân loại T.N.M
–          T (Tumor): khối u nguyên phát.
Tx: không rõ khối u.
Tis: (insitu) khối u nhỏ khu trú dưới niêm mạc.
To: không có u (soi vòm chưa thấy khối u)
T1: khối u khu trú ở 1 vị trí giải phẫu.
T2: khối u đã lan ra 2 vị trí khác.
T3: khối u lan vào hốc mũi, xuống dưới màn hầu.
T4: khối u đã phá huỷ xương nền sọ hoặc gây tổn tương các dây thần kinh sọ não.
–          N (Node): hạch cổ.
No: không sờ thấy hạch cổ.
N1: một hạch cổ, cùng bên, di động, KT< 3 cm.
N2: hạch cổ phân làm 3 mức.
N2a: một hạch cổ, cùng bên, di động, KT: 3 – 6 cm
N2b: nhiều hạch cổ, cùng bên, di động, KT< 6 cm
N2c: hạch cổ 2 bên hoặc đối bên, di động, KT< 6 cm
N3: hạch cổ đã cố định (kể cả hạch cổ 1 bên) hoặc KT> 6 cm.
–          M (Metastasis): di căn xa.
Mo: chưa xuất hiện di căn xa.
M1: đã xuất hiện di căn xa (căn cứ vào X-quang và siêu âm để chẩn đoán).
Phân loại giai đoạn lâm sàng.
Giai đoạn I: T1NoMo
Giai đoạn II: T2NoMo
Giai đoạn III: T3NoMo, T1-3N1Mo
Giai đoạn IV: T4No-1Mo, N2-3Mo và các T
M1 (các T và các N).
3.7. Chẩn đoán phân biệt.
–          U xơ vòm mũi họng.
–          Polype mũi sau.
–          Tồn dư tổ chức V.A.

4. Diễn biến và tiên lượng

4.1. Giai đoạn đầu.
Khu trú, tiến triển chậm, ít ảnh hưởng tới toàn thân, thường kéo dài 1- 2 năm nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng phác đồ có thể khỏi bệnh.
4.2. Giai đoạn lan tràn.
Ảnh hưởng tới toàn thân rõ, tiến triển nhanh thường tử vong do khối u lan lên nền sọ, do di căn tới các phủ tạng như phổi, gan, xương.

5. Điều trị

Do khối u nằm trong hốc sâu, gần nền sọ, nên điều trị khó khăn, kết quả bị hạn chế, tiên lượng xấu.
5.1. Xạ trị.
–          CO 6o là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm, nhất là đối với thể ung thư biểu mô không biệt hoá.
U nguyên phát được tia vào vùng cổ bên, với liều 65 – 70 Gy trong vòng từ 6 đến 7 tuần.
Các hạch cổ  hoặc dưới hàm được tia với liều 50Gy trong thời gian 6 đến 7 tuần.
–          Cắm kim vào u và hạch trong trường hợp xạ ngoài đã đủ liều nhưng khối u chưa hết.
5.2. Phẫu thuật: phẫu thuật nạo vét hạch cổ trước hoặc sau xạ trị.
5.3. Hoá trị liệu: chỉ áp dụng với thể ung thư biểu mô không biệt hoá hoặc hạch cổ đã lan rộng và có di căn xa.
5.4. Miễn dịch trị liệu: tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ trong xạ trị.

6. Phòng bệnh ung thư vòm mũi họng

Hiện nay người ta cho rằng: 70 % nguyên nhân ung thư do yếu tố ngoại lai, còn 30% do yếu tố nội tại và do yếu tố di truyền cho nên: phải có chế độ ăn hợp lý: giảm mỡ động vật, ít ăn thịt thay bằng rau hoa quả có nhiều Vitamin C, E.

S&T

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT