Trang chủUncategorizedUống thuốc sai cách có thể gây phản ứng ngược (phần 2)

Uống thuốc sai cách có thể gây phản ứng ngược (phần 2)

Uống thuốc sai cách không những làm giảm tác dụng của thuốc,làm tăng  thời gian điều trị bệnh, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe chung của bản thân. Vậy khi uống thuốc cần chú ý tới những vấn đề gì để có thể phát huy tối đa tác dụng của thuốc? Những việc làm nào gây ảnh hưởng tới việc dùng thuốc?

Phần 1 chúng ta đã  đề cập đến một vài việc làm sai cách khi dùng thuốc như uống không đúng thời điểm hay tư thế sử dụng thuốc không đúng, phần 2  sẽ tiếp tục những việc làm khác có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Những việc làm khiến cho uống thuốc trở nên sai cách.

-Dùng thuốc với dung môi hòa tan sai cách.

Khi uống thuốc cần sử dụng nước lọc,nước đun sôi để nguội hoặc hơi ấm, tránh dùng bia,rượu,cafe thay thế để uống thuốc, hoặc nuốt thuốc khô.

Bên cạnh đó,cũng cần chú ý tới những loại nước ép hoa quả hoặc sữa cũng có thể gây giảm tác dụng của thuốc. Một vài bà mẹ khi cho con sử dụng thuốc,sợ thuốc đăng nên dùng kèm với sữa, sinh tố,nước ép…điều này gây nên những phản ứng không đáng có,khiến cho việc dùng thuốc bị giảm,đặc biệt là nước nho ép hay các loại sữa nhiều canxi.

Bên cạnh đó việc uống thuốc với quá nhiều nước cũng khiến cho thuốc bị hòa loãng, cơ thể khó hấp thụ tối đa. Lượng nước một lần sử dụng thuốc phù hợp là 100-150ml.

-Uống thuốc không chú ý tới độ tuổi, đối tượng được dùng.

Dùng thuốc với bà mẹ mang thai,cho con bú khác với người bình thường, thuốc dùng cho trẻ nhỏ từng lứa tuổi cũng khác nhau, thuốc dành cho người già cũng khác với người trẻ. Do đó trước khi dùng thuốc cần xem xét độ tuổi có thể dùng thuốc để có tương tác thuốc đúng nhất.

Trong trường hợp các loại thuốc sử dụng được cho mọi lứa tuổi cần chú ý tới liều lượng sử dụng thuốc.

Đối với người trưởng thành, thuốc chuyển hóa ở gan dưới ảnh hưởng của các enzym. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1tuổi, nhất là trẻ sơ sinh, các hệ enzym chưa phát triển đầy đủ nên thuốc bị chuyển hóa chậm ở gan, do vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi các thuốc chuyển hóa theo đường glucuro liên hợp. Bên cạnh đó, khi trẻ hơn 1 tuổi (và thường đến khoảng 9 tuổi), tốc độ chuyển hóa thuốc lại lớn hơn ở người lớn, do vậy, một số thuốc như theophylin, carbamazepin khi tính liều mg/kg cân nặng phải dùng cao hơn ở người lớn.

-Uống thuốc sai hướng dẫn sử dụng

Với các loại thuốc đặt âm đạo hoặc đặt hậu môn,tùy từng loại nên nhúng nước hoặc để lạnh trước khi đặt,tránh thuốc quá mềm hoặc quá cứng làm xây xát vùng niêm mạc hoặc không đặt được vào.

Với dạng viên nén, cần uống thuốc nguyên viên với nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, với thuốc kháng acid dùng trong điều trị viêm loét dạ dày thì lại phải nhai trước khi uống.Còn dạng viên nén sủi bọt thì cần hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước (pha đúng lượng nước trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ), và uống hết.

Dạng thuốc bao tan ở ruột, thường được bào chế dạng viên nén bao phim (do được bọc một lớp phim mỏng) nên thuốc không bị tan khi đến dạ dày. Lớp phim này sẽ tan rã và thuốc được phóng thích khi đến ruột. Nhờ bao phim, thuốc không bị dịch vị ở dạ dày phân hủy, và do đó không gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Vì vậy cần phải nuốt nguyên viên thuốc.

Một số dạng bào chế đặc biệt, thường là thuốc trị đau thắt ngực thì có hướng dẫn là ngậm, hoặc đặt dưới lưỡi, cho thuốc tan từ từ.

-Uống quá nhiều loại thuốc cùng lúc.

Mỗi một loại thuốc sẽ có công hiệu,tính chất,tương tác thuốc khác nhau,do đó nếu như dùng chung cùng lúc sẽ khó tránh khỏi các phản ứng thuốc với nhau,làm giảm hấp thụ,phân bố thuốc.

Ví dụ những loại thuốc có chất chua không nên sử dụng với các thuốc kháng sinh,hai loại này nên uống cách nhau 2-3 giờ.

Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng 20-30 phút.

-Không kiêng khem khi uống thuốc.

Khi uống thuốc cần hạn chế uống rượu bia,café,hút thuốc lá.  Ngoài ra với từng loại bệnh cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp. Ví dụ như uống thuốc cao huyết áp,điều trị tim mạch cần hạn chế ăn mặn..Điều trị thuốc dạ dày,rối loạn tiêu hóa không nên ăn chua,ăn cay hay các thức ăn quá nóng như ớt,tiêu…Sau khi uống thuốc,cần nghỉ ngơi tránh hoạt động,chạy nhảy lập tức.

Việc dùng thuốc đúng cách sẽ khiến cho việc điều trị bệnh được thuận lợi, rút ngăn thời gian điều trị,tránh được những ảnh hưởng không đáng có. Nếu trong quá trình sử dụng,có các phản ứng phụ cũng cần đi thăm khám lại để đổi thuốc hoặc có hướng xử trí phù hợp.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT