Vàng da có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn,vàng da chủ yếu xuất hiện trong những bệnh lí về gan mật, do cản trở sự bài tiết sắc tố mật (bilirubin), làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên. Vậy biểu hiện ra sao được gọi là vàng da? Khi bị vàng da cần ăn uống ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Kiểm tra vàng da
Để xác định xem có bị vàng da hay không, người bệnh có thể nhờ sự trợ giúp của người thân để thăm khám cụ thể:
- Xem xét vàng da tại những nơi thông thoáng, có nhiều ánh sáng tự nhiên
- Người trợ giúp tiến hành kiểm tra:
-Khám niêm mạc mắt: khám củng mạc bằng cách người trợ giúp kéo mi trên hoặc mi dưới, người bệnh đưa mắt theo chiều ngược lại. Quan sát xem củng mạc có bị vàng hay không.
-Khám niêm mạc miệng: Người bệnh há miệng,đưa lưỡi ra ngoài, nếu có rêu lưỡi sẽ rất khó quan sát niêm mạc lưỡi. Do đó bảo người bệnh cong lưỡi lên trên, quan sát phía dưới lưỡi.
-Khám da:
+Bộc lộ vùng cổ, ngực, vùng bụng xem có vàng không
+Kiểm tra chi trên, chi dưới và gan bàn tay, gan bàn chân. (Kiểm tra gan bàn tay và gan bàn chân rất quan trọng)
2. Một vài biểu hiện đi kèm với vàng da
Bên cạnh vàng da và niêm mạc, người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện khác như :
- Chán ăn, mệt mỏi
- Phân bạc màu, nhiều trường hợp phân trắng như phân cò, phân lỏng, sống phân
- Nước tiểu ít và sẫm màu
- Có thể sờ thấy gan to rõ rệt.
3. Dinh dưỡng khi bị vàng da
Khi bị vàng da, mọi người cần tiến hành thăm khám, tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị theo y lệnh của bác sĩ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị vàng da cũng cần được chú ý, giúp cải thiện tình trạng bệnh và đảm bảo năng lượng, tránh biến chứng xảy ra.
Các loại thực phẩm tốt nhất để hỗ trợ điều trị vàng da là những thực phẩm có tác dụng giải độc gan, hỗ trợ chức năng gan mật, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các loại thực phẩm này cũng cần tiêu hóa được dễ dàng, hạn chế các loại thực phẩm giàu protein, nhiều muối, chất béo… khiến gan bị quá tải. Các loại thực phẩm được khuyến khích dùng đó là:
- Nước trái cây và nước ép các loại rau củ: nước mía, nước cam, nước chanh, đặc biệt nước củ cải đỏ giúp tống lượng bilirubin dư thừa ra khỏi máu và gan. Ngoài ra nước ép cà chua chứa hàm lượng vitamin C và lycopene cao, nhiều chất oxy hóa cũng có tác dụng trẻ hóa các tế bào gan.
- Sữa chua: dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều probiotic cho dạ dày, kích thích vi khuẩn tốt trong dạ dày phát triển, hỗ trợ chức năng tiêu hóa cho gan.
- Lá húng quế: là một phương thuốc tự nhiên khi giúp chức năng gan trở lại bình thường. Nghiền nát 4-5 lá húng quế tươi và ăn vào đầu buổi sáng sẽ hô trợ điều trị vàng da.
- Qủa dứa: giúp làm sạch các tế bào gan, là một trong các loại thực phẩm chữa bệnh vàng da hiệu quả.
- Lúa mạch, ngũ cốc: chứa nhiều chất xơ không hòa tan,rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong lúa mạch có chứa lignans – chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ tế bào gan hiệu quả.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.