Trang chủBỆNH CƠ XƯƠNG KHỚPViệc sử dụng y học cổ truyền trong điều trị cúm A

Việc sử dụng y học cổ truyền trong điều trị cúm A

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A(H1N1) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây cúm A là do phong nhiệt gây ra. Phong nhiệt xâm phạm vào làm mất công năng tuyên giáng của phế, kèm thêm vệ khí bị trở ngại mà phát sinh ra các chứng: Sốt, sợ gió, không sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi, nặng đầu, miệng khô, mũi khô, ho ra đờm có thể chảy máu cam, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Pháp chữa cúm A theo y học cổ truyền: Phát tán phong nhiệt

Trong điều trị cúm A thì việc sử dụng hai bài thuốc y học cổ truyền kinh điển “Tang cúc ẩm” và “ Ngân kiều tán” cho thấy hiệu quả rất tốt.

  1. Phương thuốc Tang cúc ẩm

Cúc hoa vàng

Thành phần

Tang diệp 10g Hạnh nhân 8g Liên kiều 6g Lô căn 6g

Cúc hoa 10g Cát cánh 8g Bạc hà 4g Cam thảo 4g

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

Ý nghĩa bài thuốc:

-Theo y học cổ truyền:

  • Tang diệp, cúc hoa, bạc hà: có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu.
  • Hạnh nhân, cát cánh: có tác dụng tuyên phế chỉ khái.
  • Liên kiều: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
  • Lô căn: có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.
  • Cam thảo: có tác dụng điều hòa các vị thuốc, hợp với Cát cánh thành bài cát căn thang có tác dụng tuyên phế chỉ khái, lợi yết hầu.

-Theo y học hiện đại:

+ Tang diệp, cúc hoa, bạc hà, liên kiều: có tác dụng kháng các loại vi khuẩn, virus liên quan đến các bệnh đường hô hấp như virus cúm, tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lao, ho gà, …Ngoài ra các vị thuốc này còn có tác dụng kháng viêm: làm giảm chất xuất tiết, tăng tác dụng thực bào của bạch cầu và hạ sốt.

+Hạnh nhân, cát cánh, cam thảo: có tác dụng giảm ho, long đờm.

+Lô căn: Có tác dụng giải nhiệt và giảm khát

2. Phương thuốc Ngân kiều tán.

ngân kiều tán - Thầy Thuốc Việt Nam

Thành phần

Liên kiều 30g Cát cánh 18g Đạm đậu xị 16g
Kim ngân hoa 30g Bạc hà 18g Ngưu bàng tử 16g
Trúc diệp 12g Kinh giới tuệ 12g Cam thảo 16g

Cách dùng: Tán thành bột, mỗi lần uống 18g, thêm Lô căn sắc ước uống. Người nhẹ thì uống ngày 3 lần, nặng thì ngày 4 lần. Có thể làm thang sắc uống

Ý nghĩa bài thuốc :

Theo y học cổ truyền:

  • Dùng lượng cao Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc, nhẹ nhàng mở thông mà bài tiết ra ngoài.
  • Kinh giới tuệ, Bạc hà, Đạm đậu xị tân tán biểu tà tiết nhiệt ra ngoài.
  • Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo cùng phối hợp có thể giải độc lại lợi yết hầu, tan sự bế kết, tuyên phế trừ đàm.
  • Đạm trúc diệp, lô căn thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát.
  • Cam thảo điều hoà các vị thuốc.

Theo y học hiện đại:

-Kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà, kinh giới tuệ có tác dụng:

  • Ức chế nhiều loại virus và vi khuẩn như Virus cúm, Tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, Thương hàn, Lao, Ho gà, Bạch hầu,..
  • Chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào và tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
  • Hạ sốt.

-Ngưu bàng tử, Cát cánh, Cam thảo: có tác dụng giảm ho, long đờm.

-Trúc diệp, Lô căn: có tác dụng hạ sốt, giảm khát.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT