Trang chủSức khỏe Mẹ-BéXét nghiệm nội tiết nữ

Xét nghiệm nội tiết nữ

Xét nghiệm nội tiết được thực hiện để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Ngoài xét nghiệm nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát.

Xét nghiệm nội tiết

Quy trình xét nghiệm

Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 vòng kinh: xét nghiệm FSH, LH
Ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày: xét nghiệm PRG (Progesterone)
Bất kỳ ngày nào của vòng kinh: xét nghiệm PRL (Prolactin), Tetosterone, E (Estrogen) tuỳ theo mục đích làm xét nghiệm.
Tất cả những phụ nữ vô kinh hay chu kỳ kinh kéo dài trên 2 tháng hoặc hơn có thể được làm xét nghiệm nội tiết ngay không cần phải điều kinh.

Ý nghĩa của xét nghiệm

Tất cả các xét nghiệm nội tiết được thực hiện ngày thứ 2 của chu kỳ kinh phản ánh tình trạng nội tiết cơ bản của cơ thể. Vì trong một chu kỳ kinh nguyệt nội tiết sẽ thay đổi theo sự phát triển của nang noãn. Trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nang noãn mới được huy động chưa tiết ra nội tiết nhiều nên lúc này lượng nội tiết cơ thể còn trong mức cơ bản của từng người. Chính lượng nội tiết này mới phản ánh được sự hoạt động cũng như khả năng dự trữ của buồng trứng. Do đó mà xét nghiệm nội tiết (FSH, LH, E) nên thực hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của kỳ kinh.

Đối với những phụ nữ vô kinh hay chu kỳ kinh kéo dài dù cho xét nghiệm nội tiết ngay hay cho điều kinh rồi xét nghiệm thì kết quả vẫn không khác biệt. Vì đối với những phụ nữ này lượng nội tiết trong người họ không thay đổi theo chu kỳ do không có nang noãn phát triển nên kết quã 2 trường hợp này tương đương nhau. Và kinh của họ lúc này là do nội tiết từ bên ngoài ta cho, không phải do buồng trứng tiết ra.

Các xét nghiệm khảo sát có rụng trứng bao gồm xét nghiệm PRL ngày thứ 21 của chu kỳ và xét nghiệm đo đỉnh LH.

Đối với xét nghiệm PRL (Prolactin), ta có thể thực hiện bất kể ngày nào của chu kỳ vì PRL là một nội tiết không chịu chi phối của sự phát triển nang noãn mà phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, stress..v.v..Nhưng PRL cao sẽ ức chế lên trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng làm nang noãn không phát triển dẫn đến vô kinh, vô sinh.

Estradiol (E) được làm để khảo sát buồng trứng như đã nói ở trên còn dùng theo dõi phát triển và chất lượng nang noãn.

Giá trị bình thường của nội tiết

Các xét nghiệm này được làm bằng phương pháp ELISA (miễn dịch liên kết men). Giá trị của xét nghiệm nội tiết là nồng độ của nội tiết tố trong huyết thanh.

Các trường hợp cần làm xét nghiệm nội tiết

(theo phác đồ của phòng khám Hiếm Muộn, BVPSTD)

Tất cả những phụ nữ vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát.

Tất cả người phụ nữ có chu kỳ kinh không đều hoặc chu kỳ kinh kéo dài>35 ngày

Tất cả phụ nữ 35 tuổi trở lên.

Tất cả những trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm

Tất cả những phụ nữ cho trứng

Các trường hợp trên thường được làm xét nghiệm FSH, LH, Estradio (E).

Trường hợp đặc biệt cần làm xét nghiệm nội tiết

Những phụ nữ có tình trạng rậm lông, béo phì, tăng cân nhanh kết hợp với chu kỳ kinh không đều kéo dài hoặc vô kinh thì được xét nghiệm FSH, LH, E, Tetosterone.

Những phụ nữ có tình trạng ngực căng chảy sữa non hoặc nghi ngờ có hội chứng PRL cao kết hợp với các bất thường của chu kỳ kinh nguyệt thì được làm xét nghiệm FSH, LH, E, PRL.

Tất cả các trường hợp kết quả nội tiết bất thường có thể làm lại xét nghiệm nội tiết lần hai để kiểm tra.

Chú ý: trên đây là một số thông tin tham khảo về xét nghiệm nội tiết tố, hãy gọi đến tổng đài tư vấn sức khỏe, tâm lý 19006237 để được tư vấn cụ thể.

RELATED ARTICLES

2 BÌNH LUẬN

  1. Tôi đã đi xét nghiệm nội tiết vào ngày thứ hai của kỳ kinh thì được kết quả như sau FSH: 6,9 (IU/L); LH:4,0 (IU/L); Estradiol: 154 (pml/L) và 42pg/ml. Bác sĩ có thể giải thích giúp tôi các chỉ số trên ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thụ thai – mang thai – sinh nở và chỉ số trong giới hạn nào là bình thường?

    • Chào Loan Anh,
      Sẩy thai trước tuần thứ 12 vô kinh được gọi là sẩy thai sớm. Em được cho làm các xét nghiệm để xem nguyên nhân sẩy thai có liên quan gì đến các nội tiết tố không. FSH có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của các nang trứng. Khi trứng trưởng thành sẵn sàng phóng trứng LH sẽ gây ra sự rụng trứng. Estradiol giúp các trứng phát triển và tái tạo niêm mạc tử cung sau kỳ kinh để trứng thụ tinh có thể làm tổ. Do vậy các nội tiết tố này đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và thai làm tổ. Estradiol cùng với một nội tiết tố nữa là progesterone rất cần cho sự phát triển của thai bên trong tử cung.

      Giới hạn bình thường của các nội tiết tố này thay đổi tùy theo giai đoạn trong chu kỳ kinh. Các giá trị tham khảo của các thông số này trong giai đoạn nang trứng như sau:

      FSH 1,4 – 9,6 IU/L; LH 0,8 – 26 IU/L; Estradiol 70 – 220 pmol/L hay 20 – 60 pg/mL.

      Như vậy, kết quả xét nghiệm nội tiết của chị nằm trong giới hạn bình thường ở giai đoạn nang trứng. Nếu xét về khả năng có thai trong tương lai thì xét nghiệm nội tiết không nói lên được đầy đủ. Chị cần được siêu âm để đánh giá nang trứng trên 2 buồng trứng vào đầu chu kỳ kinh và/hoặc chụp hình buồng tử cung – vòi trứng có cản quang (HSG). Nếu emcòn ngừa thai từ khi sẩy thai đến nay thì chưa cần nghĩ đến việc thực hiện HSG.

      Nếu xét về nguyên nhân gây sẩy thai thì thiếu hụt nội tiết ít xảy ra ở tuổi 32 nên phải tìm thêm các nguyên nhân gây sẩy thai khác: bất thường về nhiễm sắc thể, bệnh collagen (ví dụ lupút), tiểu đường, rối loạn nội tiết tố khác (bệnh Cushing, bệnh lý tuyến giáp), nhiễm khuẩn (nhất là nhiễm toxoplasma, rubella, cytomegalovirus, herpes simplex virus)… Cách xử trí sẽ tùy từng nguyên nhân.
      Chúc bạn sức khoẻ!
      Bạn hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể
      Bs Tổng đài 19006237

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT