Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTXử trí khi bị điện giật

Xử trí khi bị điện giật

Điện giật là một tai nạn khá thường gặp trong đời sống hằng ngày, có thể dẫn đến tỷ vong nếu như không được can thiệp đúng cách và kịp thời. Do đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong xử trí khi bị điện giật.

                         Những bước xử trí khi bị điện giật

1. Các dấu hiệu nhận biết người bị điện giật

  • Toàn bộ các cơ bị co giật mạnh gây ra hai tình huống: Nạn nhân bị bắn ra xa vài mét, có thể bị chấn thương hoặc nạn nhân như bị dính chặt vào nơi truyền điện. Điều này có thể gây thêm các chấn thương cho cơ thể,ví dụ như nạn nhân ngã xuống đất,va đập…
  • Gây bỏng : Bỏng gồm có bỏng nhiệt gây hoại tử và bỏng gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể, xáo trộn sinh lý, dẫn đến nguy cơ: suy hô hấp, suy tim, ngưng thở. Tùy từng mức độ, nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, nếu không sơ cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thông báo ngừng tim phổi: Ngất (mặt nạn nhân trắng bệch (ngất trắng) rồi tím dần, hôn mê, ngừng thở),mạch bẹn không bắt được,đồng tử giãn to.

2. Xử trí khi phát hiện người bị điện giật

Người bị điện giật phải được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp:

– Không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, người sơ cứu cũng không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nilon, vải khô, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện. 

-Lập tức tách nạn nhân ra khỏi dòng điện: ngắt cầu dao điện hoặc dùng kìm cắt dây điện hoặc dùng vật dụng khô (nên dùng gậy nhựa hoặc gỗ khô, tránh dùng vật dụng bằng kim loại) gạt dây điện ra. Nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước thì cần đưa ra khỏi vùng nước. Cần ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng, nhất là với thời tiết lạnh.

– Gọi số y tế khẩn cấp ngay lập tức ,đặc biệt nếu nạn nhân có những dấu hiệu hoặc triệu chứng như: Ngừng tim,nhịp tim có vấn đề (loạn nhịp),suy hô hấp,đau và co thắt cơ bắp,bỏng,động kinh,tê và ngứa ran,bất tỉnh.

-Trong thời gian chờ đợi, kiểm tra các dấu hiệu sống (thở, ho hay cử động), cần tiến hành hồi sức cấp cứu bằng cách hà hơi thở ngạt và nhấn tim. Nên để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần một phút, liên tục không được dừng lại cho đến khi bệnh nhân thở trở lại được. Trong khi nhấn tìm cần kết hợp hà hơi thổi ngạt khoảng 7-8 lần mỗi phút, tức là cứ trung bình nhấn tim khoảng 30 lần thì hà hơi thổi ngạt 2 lần. Cứ kiên trì như vậy cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu thở trở lại.

Cần lưu ý, khi tiến hành sơ cứu nhấn tim và hà hơi thổi ngạt, phải đặt nạn nhân ở nơi thoáng đãng, trên nền cứng, việc đặt trên giường có độ lún, chẳng hạn như giường đệm lò xo sẽ làm cho việc nhấn tim không có tác dụng.

Nếu có phản xạ thở thì nạn nhân sẽ có phản ứng lại như gạt tay ra.

-Cần tránh: cạo gió, xoa dầu,đặc biệt tạt nước vào người nạn nhân bị bỏng vì da dính nước sẽ có điện trở giảm đến 10-15 lần, khiến cho thương tổn nặng nề hơn.

-Khi có xe cấp cứu tới,dù nạn nhân đã tỉnh táo hay vẫn còn đang hôn mê, vẫn phải nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để kiểm tra.

Để đề phòng điện giật, cần tuân thủ các quy tắc sử dụng điện an toàn. Phải lưu ý, ngắt nguồn điện khi sửa điện, các ổ cắm điện, thiết bị điện cần để xa tầm với của trẻ em. Khi thấy nạn nhân bị điện giật, cần sơ cứu càng nhanh càng tốt,đảm bảo tính mạng cho nạn nhân. 

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT