Trang chủSức khỏe trẻ emChăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh cần được chăm sóc tốt để đảm bảo rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Nếu không lưu ý rốn của trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, chảy dịch …vì vậy chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng trong chăm sóc trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau sinh

Dây rốn nối bào thai với bà mẹ qua bánh nhau từ tuần lễ thứ sáu của thai kỳ cho đến lúc sinh. Là con đường sống, dây rốn cung cấp oxy, chất bổ dưỡng cho bào thai phát triển và mang đi các chất thải trong bào thai

Sau khi thai nhi được đưa ra khỏi bụng mẹ, các thầy thuốc sẽ cắt, buộc và băng rốn trẻ lại. Nếu người mẹ vẫn ở các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các thầy thuốc, điều dưỡng viên. Nếu là đẻ thường, không có các nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi tiếp, hoặc sản phụ được đẻ tại nhà do các bà đỡ thôn, bản đỡ đẻ thì việc chăm sóc rốn, theo dõi phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các sản phụ (hoặc người nhà) thực hiện.. Điều quan trọng là chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng – thường khoảng hai tuần sau sinh. Cuống rốn sẽ đổi màu từ màu vàng xanh sang màu đen khi khô teo.

Nguyên tắc của chăm sóc rốn

Chăm sóc rốn là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau đẻ tới khi rụng lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.
Việc chăm sóc rốn phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc chỉ thực hiện những gì đã được thầy thuốc hướng dẫn, không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; chỉ dùng các thuốc đã được các bác sĩ chỉ định; rốn phải bảo đảm được khô (không để nước tiểu, nước tắm… làm ướt rốn); rốn phải được cố định, băng lại bằng gạc sạch để không bị cọ sát khi trẻ cử động, nhưng phải bảo đảm thoáng; rốn phải được tự rụng.

Tự chăm sóc rốn tại nhà

Trong ngày đầu sau sinh, thường sau khi tắm bé, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn.

Các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn trong 1 – 2 ngày đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy bôi dung dịch cồn 70 độ lên rốn mỗi ngày có thể làm chậm rụng rốn, vì vậy bạn cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn cần chuẩn bị

  • Que gòn vô trùng.
  • Gạc vô trùng.
  • Dung dịch vệ sinh rốn: nước muối sinh lý 0,9%,eosin 1%
  • Băng rốn.

Bạn sẽ làm như thế nào

  • Trước tiên,bạn cần rửa tay sạch sẽ,tốt nhất là với xà phòng diệt khuẩn.
  • Sau đó bạn tháo băng rốn cũ của bé ra.
  • Rửa tay lại một lần nữa.
  • Một tay bạn dùng gạc nâng nhẹ nhàng cuống rốn, quan sát xem rốn có đỏ ,có    chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi không, vùng da xung quanh chân rốn có tấy đỏ không?
  • Tiếp theo bạn dùng que gòn tẩm dung dịch vệ sinh rốn sát trùng rốn theo thứ tự chân rốn, thân rốn, mặt cắt  cuống rốn.
  • Sát trùng da xung quanh cuống rốn từ chân rốn rộng ra 5cm bằng dung dịch eosin.

Bạn cần lưu ý

  • Nếu rốn tươi, băng rốn bằng gạc mỏng.
  • Nếu cuống rốn héo à tháo kẹp rốn.
  • Nếu rốn khô,không băng rốn,để hở thông thoáng.
  • Nếu rốn có mùi hôi, chảy mủ, chảy máu hay vùng da xung quanh chân rốn đỏ  bạn phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
  • Và nếu không cần thiết bạn đừng sờ vào cuống rốn
  • Giữ cho cuống rốn khô, để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô. Quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.
  • Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau đó, dùng que gòn lau chân rốn trẻ. Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào thau tắm.
  • Một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường.

Khi nào mang trẻ đi khám

Khi trẻ sơ sinh sốt cần mang trẻ đi khám ngay. Có một số tình huống bệnh liên quan đến rốn cần mang trẻ đi khám:

  • Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.
  • U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.
  • Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ

Phòng tránh rốn lồi

Rốn lồi (còn gọi là thoát vị rốn) thường gặp ở bé sơ sinh đặc biệt là những bé thiếu tháng. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng có thể mất thẩm mỹ, đặc biệt bé gái.

  • Cha mẹ cố gắng để bé sơ sinh không khóc nhiều, khóc to hay bị táo bón. Vì khi bé táo bón sẽ phải rặn, ảnh hưởng tới cơ bụng.
  • Cha mẹ nên đặt bé nằm, hằng ngày làm các động tác massage nhẹ thành bụng của bé
  • Hoặc nếu rốn lồi không quá to thì có thể áp dụng cách dùng đồng tiền xu bọc vào miếng gạc và dùng băng chun để quấn vào rốn bé, không nên quấn quá chặt sẽ làm bé khó chịu và cũng không nên quấn lỏng đồng xu sẽ xê dịch ra khỏi vị trí rốn lồi
  • Sau đó lấy ngón tay ấn vào đồng xu đó, mỗi ngày thực hiện một lần sau khi tắm và để nguyên miếng gạc cùng đồng xu như vậy, sau khoảng 1-2 tháng sẽ thấy rốn giảm lồi.

Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề sức khỏe hãy gọi cho chúng tôi theo số 19006237 để được giải đáp.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT