Trang chủSức khỏe trẻ emVÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH

Chứng vàng da xuất hiện với tần số cao khi em bé được khoảng 3 ngày tuổi. Thông thường chứng vàng da của trẻ sẽ mất dần sau một khoảng thời gian tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Có bé chỉ khoảng một tuần là hết nhưng có bé sẽ mất khoảng nửa tháng, thậm chí nhiều bé mất đến 3 tuần mới hết. Tuy rất phổ biến nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết nguyên nhân thực sự của chứng vàng da.

Để cha mẹ yên tâm, trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng vàng da của trẻ.Chứng vàng da xuất hiện là do sự phá hủy hồng huyết cầu sớm ngay sau sinh gây nên. Tiến trình phá hủy này tạo ra tình trạng dư thừa sắc tố bilirubin trong máu và chính sắc tố này đã khiến cho da em bé sơ sinh bị nhuốm màu vàng vàng. Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ mất dần khi gan bé hoàn thiện, giúp bé có khả năng bài xuất bilirubin đủ nhanh để cân bằng thành phần này trong máu. Thời điểm gan hoàn thiện thường là sau khi bé được khoảng 1 tuần đến 10 ngày tuổi.

Vàng da ở trẻ sơ sinh
                            Vàng da ở trẻ sơ sinh

Thông thường ở đại đa số trẻ sơ sinh, chứng vàng da không cần thiết phải điều trị và tự nhiên chúng sẽ biến mất trong vòng một tuần sau khi xuất hiện. Tuy nhiên, khi cha mẹ nhận thấy việc bị vàng da ở trẻ không phải là hiện tượng thông thường mà mang màu sắc bệnh lý thì nên cho trẻ đi kiểm tra mức bilirubin bằng cách xét nghiệm máu. Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý thì phương pháp điều trị cũng rất đơn giản. Y học hiện nay áp dụng phương pháp phototherapy (tức là liệu pháp ánh sáng) để chữa vàng da bệnh lý ở trẻ. Phương pháp này chữa trị vàng da ở trẻ bằng cách chiếu ánh sáng cực tím trong vòng khoảng 12 tiếng.

Ngoài việc dư thừa sắc tố bilirubin ở trẻ dẫn đến vàng da sinh lý, một nguyên nhân nữa cũng gây vàng da cho trẻ, đó là nhóm máu không tương thích giữa mẹ và con. Y học còn gọi tình trạng này là nhóm máu Rhesus, tức là mẹ có máu Rhesus âm trong khi con lại là Rhesus dương. Nếu chứng vàng da của trẻ mà do nguyên nhân nhóm máu Rhesus này thì nó khá nghiêm trọng vì nó thường được chẩn đoán từ trước khi sinh và có sự can thiệp phù hợp.

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, chứng vàng da ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân khác như bệnh viêm gan và hẹp ống dẫn mật (tiếng anh là biliary atresia) – đây là bệnh hiếm gặp mà tình trạng cụ thể là ống dẫn mật phát triển lệch đi so với ống dẫn mật bình thường.

Nhìn chung, bệnh vàng da ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân. Yêu cầu đối với cha mẹ là cần quan sát kỹ để phát hiện xem hiện tượng vàng da của trẻ là sinh lý hay bệnh lý. Thông thường cha mẹ xác định chủ yếu dựa vào thời gian em bé bị vàng da. Nếu hiện tượng vàng da mất dần trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần thì được coi là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, khi thời gian kéo dài hơn thì được coi là vàng da bệnh lý. Vàng da bệnh lý không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ biến chứng vào não trẻ, gây ra hiện tượng vàng nhân não.Hiện tượng này nếu không có những cách thức chữa trị phù hợp thì rất dễ dẫn đến não trẻ bị dị tật suốt đời, thậm chí trẻ sẽ bị giảm khả năng nghe,bị điếc hoặc giảm khả năng nhìn.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ phải rất chú ý theo dõi để có những đối phó phù hợp với hiện tượng vàng da rất phổ biến ở trẻ vừa sinh.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với tổng đài 19006237 để lắng nghe tư vấn của các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT