1. Những điều cần làm:
– Cho trẻ bú nhiều lần, đủ lượng sữa.
– Theo dõi sát màu da, sức bú của trẻ, nhịp thở, màu sắc và số lượng nước tiểu, tình trạng thần kinh (li bì, bứt rứt, quấy khóc).
– Đặt trẻ nằm trong phòng có đủ ánh sáng để dễ quan sát vàng da.
– Không tự ý dùng thuốc mà chưa rõ tác dụng.
2. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi:
– Vàng da nhiều.
– Vàng da tăng nhanh.
– Vàng da kéo dài quá 10 ngày ở trẻ đủ tháng và quá 14 ngày ở trẻ non tháng.
– Vàng da kèm theo các triệu chứng khác: bú yếu đi, lừ đừ hoặc quấy khóc, bứt rứt hoặc thấy trẻ không được khỏe.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA NHIỄM TRÙNG RỐN?
Nhiễm trùng rốn là bệnh lý rất nguy hiểm cho tình trạng của trẻ, các bà mẹ trước khi về nhà nên biết cách chăm sóc rốn và cần chú ý 1 số điểm sau đây:
1. Những điều cần làm:
– Vệ sinh rốn hằng ngày, để hở cho rốn mau khô, chóng rụng.
– Nếu rốn mới rụng phải giữ thật sạch, tiếp tục chăm sóc cho đến khi rốn khô, lên da.
– Cần đem trẻ đến bệnh viện khi có một trong các triệu chứng sau:
• Rốn có mùi hôi hay rỉ nước vàng.
• Sưng tấy đỏ quanh rốn.
• Rốn rỉ máu.
• Rốn có chồi thịt không khô.
• Rốn chậm rụng sau 2 tuần.
2. Những điều không nên làm:
– Không nên để trẻ tiêu tiểu ướt rốn, nếu ướt phải vệ sinh ngay, không băng và ủ rốn.
– Không để quá 2 ngày mà không chăm sóc rốn.
– Không nên tự bôi thuốc đỏ hay rắc bột kháng sinh vào rốn trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
– Không dùng các vật dụng không sạch để chăm sóc rốn.
Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài 19006191 để được tư vấn.