Trang chủUncategorizedCùng tìm hiểu xem thai nhi đi vệ sinh trong bụng mẹ...

Cùng tìm hiểu xem thai nhi đi vệ sinh trong bụng mẹ như thế nào?

Mang thai chứa vô vàn những điều thú vị, từ việc con sẽ hít thở ra sao, con phát triển cơ quan bộ phận gì trước,cho tới chuyện con đi vệ sinh,ị,tè trong bụng mẹ như thế nào?

Thai bắt đầu ị tè từ tuần thai nào?Hoạt động ị tè của con diễn ra như thế nào?

Theo các nghiên cứu từ chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi –là lúc con bắt đầu biết nuốt nước ối (hoạt động nuốt nước ối sẽ diễn ra suốt 7 tháng trong bụng mẹ) ,sau đó lại thải ra chính nguồn nước ối mà mình nuốt vào.Tất nhiên, nước ối này không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của con do toàn toàn vô trùng,và không chứa vi khuẩn. Chính vì giữ vai trò quan trọng như thế, nước ối luôn được tái tạo, đổi mới sau mỗi 3 giờ.

Còn chuyện con có đi đại tiện trong bụng mẹ hay không?Thực tế rằng, sau khi trải qua quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ hình thành lên phân su. Phân của con sẽ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ,tích tụ trong ruột của con từ lúc mới hình thành. Cho đến khi ra đời, trong  lần đi ị đầu tiên, lượng phân này mới bắt đầu được đào thải ra ngoài qua đường hậu môn. Phân thường có màu xanh đen hoặc  đen đậm.

Điều này chứng tỏ không hề có hoạt động con đi đại tiện ở trong bụng mẹ.

Vậy nếu con thải phân su trong bụng mẹ thì  sẽ xảy ra vấn đề gì?

Một vài trường hợp,con không thể giữ phân su trong ruột cho đến ngày chào đời,mà thải phân su ra nước ối.  Khi đó,nước ối sẽ có màu xanh hoặc màu vàng.

Một vài nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng bài tiết phân su trong nước ôi của thai nhi như :nhiễm trùng, dây rốn bị chèn ép,mẹ khó sinh,thai già tháng  (lớn hơn 41 tuần ),mẹ mắc bệnh lí…

Trong tử cung, dịch ối đi ra đi vào đến khí quản của thai nhi (phần trên của đường hô hấp), khi thai nhi có động tác thở trong tử cung hay lúc vừa mới sinh sẽ hít ối có phân su vào trong, gây nên những hậu quả như tắc nghẽn đường thở,viêm phổi,suy hô hấp…

 Do đó, những thai kỳ có nguy cơ cao như: chậm tăng trưởng trong tử cung, thai già tháng, mẹ tiền sản giật, cao huyết áp, bệnh tim phổi mãn… cần được theo dõi kỹ trong thai kỳ và trong khi sinh.

Khi thấy ra nước ối có màu xanh đậm, cần báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi sát nhịp tim thai, tình trạng suy thai, từ đó có những biện pháp can thiệp sớm để tránh các tai biến.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT