Viêm mũi dị ứng là một bệnh lí rất phổ biến, chiếm tỷ lệ hơn 30% số người mắc phải trong các bệnh lí về tai mũi họng. Viêm mũi dị ứng còn được coi là căn bệnh mãn tính , do không có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn,chỉ có thể điều trị triệu chứng.Vì vậy việc phòng ngừa,và những cách cải thiện tình trạng bệnh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Khái niệm viêm mũi dị ứng và nguyên nhân gây bệnh?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng phản ứng miễn dịch của cơ thế do dị ứng với các dị nguyên trong và ngoài cơ thể như:
-Dị nguyên đường thở: khói bụi, lông súc vật, phấn hoa…Dị ứng nguyên thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa….).Dị nguyên là các loại thuốc như thuốc kháng sinh các loại…
-Cơ địa dị ứng (Atopic).Mỗi một cơ thể lại có sự phản ứng với các tác nhân khác nhau,trước cùng một dị nguyên có hoặc không xảy ra hiện tượng dị ứng ,hoặc phản ứng mạnh hay nhẹ của cơ thể.
-Do đặc tính gia đình và di truyền.
Khi tiếp xúc với các dị nguyên trên, những kháng thể dị ứng trong cơ thể sẽ tấn công các dị nguyên lạ, gây nên các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt… Nếu không điều trị có thể gây nên bệnh lí viêm xoang.
Các thể viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng theo mùa, theo thời tiết.
Bệnh hay tái phát khi thời tiết thay đổi đột ngột,hay xảy ra vào mùa lạnh. Bệnh thường gặp ở người trẻ, trẻ em lớn, hiếm gặp ở người già, có yếu tố gia đình, di truyền rõ.
Các triệu chứng điển hình: hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi chỉ xảy ra 7-15 ngày, thường kèm theo chảy nước mắt, viêm kết mạc, dị ứng đường hô hấp dưới gây khó thở, hen phế quản nhưng không gặp mẩn, ngứa ngoài da.
Viêm mũi quanh năm.
Rất khó xác định dị nguyên gây bệnh, bệnh xảy ra gần như quanh năm,các cơn tái phát thường xuyên.Viêm mũi quanh năm cũng có yếu tố di truyền.
Các triệu chứng không điển hình như viêm mũi theo mùa, ngạt tắc mũi là triệu chứng thường gặp và gây khó chịu nhất, đôi khi gặp chảy nước mũi ra sau, xuống vòm.
Viêm mũi nghề nghiệp
Chỉ xảy ra khi tiếp xúc với dị nguyên trong một môi trường lao động sản xuất nhất định,hay còn gọi là bệnh nghề nghiệp.
Triệu chứng điển hình: hắt hơi, chảy nước mũi thường gặp, ở một số người có sốt nhẹ, ho, tức ngực hay cơn hen suyễn.
Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng.
Để điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng,người bệnh cần:
-Cách ly với dị nguyên gây bệnh: Đây được coi là hình thức điều trị và phòng ngừa tốt nhất. Người bệnh cần tránh những nơi có dị nguyên gây bệnh ,hoặc cách ly dị nguyên hoàn toàn ra khỏi môi trường sinh hoạt của mình.
Ví dụ nếu người bệnh dị ứng với khói bụi,phấn hoa cần tránh nhưng nơi nuôi trồng,lấy phấn, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc khi tới những nơi ô nhiễm.
-Điều trị triệu chứng
Điều trị bằng thuốc,có thể dùng các thuốc kháng Histamin, là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng.
Ở mức độ nặng có thể dùng corticoid, ngoài ra trong dân gian có thể dùng cây thuốc như: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cây cỏ hôi trong điều trị viêm mũi dị ứng.
-Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi.
-Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày: rửa mũi, súc miệng thường xuyên,nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, giữ nhà cửa sạch sẽ,thoáng đãng.
Viêm mũi dị ứng nếu như không điều trị có thể dẫn tới viêm xoang,do đó người bệnh không nên chủ quan,cần thăm khám kiểm tra định kì khi có những dấu hiệu bệnh lí bất thường.