Trang chủUncategorizedCách phòng tránh bệnh sùi mào gà

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà

Rất nhiều người đặt câu hỏi :Virus sùi mào gà tồn tại trong cơ thể như thế nào?Những tiếp xúc thông thường có thể lây nhiễm sùi mào gà hay không? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh sùi mào gà?…. Bài viết hôm nay sẽ giúp cho mọi người có thêm kiến thức quan trọng về những bệnh lý ngoài da nguy hiểm đặc biệt là những bệnh ngoài da lây truyền qua đường tình dục như  sùi mào gà.

1. Định nghĩa

Sùi mào gà (hay còn gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục) là căn bệnh xã hội do vi rút Human Papilloma (HPV) gây nên tình trạng u nhú ở người. Các typ HPV chủ yếu gây bệnh thường  là các typ 6 và típ 11,đôi khi có thể gặp typ 16, 18, 31 và 33. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

2. Biểu hiện

Biểu hiện điển hình của bệnh sùi mào gà là những mụn thịt nhú lên trên bề mặt niêm mạc da, có màu hồng nhạt, rất dễ chảy máu và chảy dịch, trong vài trường hợp khi sờ vào những khối u nhú thường có cảm giác đau,rát.

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà

Ở phụ nữ, nếu các tổn thương u nhú bị nhiễm khuẩn, xuất hiện có khí hư mùi hôi và ngứa. Ở nam giới, nếu các tổn thương phát triển nhanh có thể gây khó chịu khi đi lại.Có thể nổi hạch bạch huyết ở vùng bẹn và nốt sùi có nhiều mủ.

Sùi mào gà nếu không được điều trị sớm và kịp thời, sẽ phát triển nhanh gây nên những khó chịu trong sinh hoạt như  cảm giác vướng víu khi ăn (sùi mào gà ở miệng), khi đi vệ sinh, khi quan hệ tình dục (sùi mào gà ở các bộ phận sinh dục, hậu môn), tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, nguy cơ gây ung thư dương vật (nam giới), ung thư cổ tử cung (nữ giới) và nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn….

3. Lây truyền 

Sùi mào gà lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc da,niêm mạc tổn thương với những dịch tiết chứa virus gây bệnh từ nốt sùi,chủ yếu qua các con đường như:

-Lây truyền qua đường tình dục:  Quan hệ tình dục không an toàn là nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà, bao gồm cả quan hệ qua cơ quan sinh dục, qua đường miệng và đường hậu môn.

– Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ cao lây nhiễm sang cho thai nhi qua hình thức sinh thường, khi trẻ đi qua và cọ xát vào những khối u nhú của mẹ.

– Sùi mào gà còn có thể lây truyền qua việc sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh như: quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh…có dính dịch tiết trực tiếp.

4. Phòng tránh

Để phòng tránh bệnh sùi mào gà, cần chú ý:

-Quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Nếu quan hệ với người không biết rõ tình trạng sức khỏe thì cần sử dụng bao cao su để bảo vệ.

-Không dùng chung quần lót, khăn mặt…có dính trực tiếp dịch tiết từ người bệnh.

-Khi mẹ mang thai cần làm những xét nghiệm cơ bản để  sàng lọc bệnh, nếu mẹ bị sùi mào gà cần điều trị tích cực. Khi sinh con nên đẻ mổ để tránh lây truyền sang cho trẻ.

-Theo dõi và phát hiện sớm những khối u nhú bất thường trên cơ thể,để điều trị kịp thời. Tất cả các bệnh nhân sùi mào gà cần được tiến hành xét nghiệm sàng lọc ung thư định kì.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT