Bệnh sa trực tràng có thể gặp ở mọi đối tượng,nhưng chủ yếu là những người có tiền sử bị táo bón lâu ngày,người dùng thuốc nhuận tràng thời gian dài hoặc với những bà mẹ sau sinh,khi cuộc chuyển dạ kéo dài, mẹ sinh khó hoặc có tiền sử cắt tử cung…
Bệnh thường âm ỉ,chỉ đến khi người bệnh có các triệu chứng như xuất hiện khối sa ở hậu môn, đi ngoài ra máu thì mới đến khám. Bệnh nếu như không điều trị triệt để có thể gây nên các biến chứng.
Biến chứng sa trực tràng
Các biến chứng của bệnh có thể gặp nếu như người bệnh chủ quan, không điều trị hoặc điều trị muộn:
-Viêm loét trực tràng,chảy máu kéo dài
-Co cứng cơ dẫn đến thắt nghẹn tại chỗ,có thể dẫn tới:
+Nếu có ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẹt có thể dẫn tới tắc ruột
+Vỡ trực tràng: chủ yếu do có khối sa thắt nghẹt,người bệnh gắng sức rặn hoặc tự ý đẩy mạnh khối sa lên
-Sa trực tràng kèm theo sa âm đạo hoặc sa tử cung-âm đạo ở phụ nữ
-Sa trực tràng kèm theo thoát vị đáy chậu: Khi trực tràng sa kéo theo túi cùng Douglas và ruột non gây thoát vị hậu môn hay thoát vị trượt của đáy chậu.
Điều trị bệnh lí sa trực tràng.
Sa trực tràng nếu như được thăm khám và điều trị triệt để,có thể khỏi hoàn toàn mà không tái phát
Điều trị nội khoa
Chủ yếu là điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống,sinh hoạt nhằm mục đích giúp người bệnh đại tiện được dễ dàng
-Thuốc chủ yếu được bác sĩ kê đơn là thuốc nhuận tràng (Forkax …), men vi sinh, nếu có lỵ amip hoặc các viêm loét kèm theo cần tiến hành điều trị. Thuốc phải được uống theo chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng,dùng quá số liều hoặc bỏ thuốc.
-Thực hiện chế độ ăn dễ tiêu, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,uống đủ nước. Bên cạnh đó, cần tập thể dục thường xuyên,tránh ngồi một chỗ quá nhiều,vận động ,đi lại khi có thời gian.
-Ở trẻ nhỏ bị sa trực tràng, khi điều trị cần khuyên bảo và uốn nắn thói quen đại tiện của trẻ,nhất là với những trẻ bị sa thời gian dài,trẻ bị táo bón lâu ngày thường xuyên có thói quen rặn mạnh khi đại tiện.
Can thiệp thủ thuật,ngoại khoa
-Ấn đẩy khối sa để chờ phẫu thuật tiếp sau: Bệnh nhân nằm ngửa, mông kê cao và đặt mông ra khỏi mép giường, hai chân dạng . Một người phụ giúp bác sĩ sẽ nắm vào vùng khoeo giữ và dơ chân cao. Bác sĩ sẽ đứng đối diện, tay mang găng được bôi trơn. Các ngón của bàn tay phải nắm gọn khối sa. Ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối trực tràng sa, từ từ nhẹ nhàng đẩy lên.
Trong khi đẩy, người phụ từ từ hạ thấp dần chân xuống và khéo dần hai chân lại. Khi khối sa vừa đẩy hết lên thì cũng là lúc hai chân cháu bé duỗi thẳng và khép kín. Giữ chân ở tư thế ấy, trong một lúc. Dùng băng vải băng hai chân lại với nhau để tránh khối sa bị tụt ra trở lại.
-Phẫu thuật: Có hai loại phẫu thuật là mổ theo đường tầng sinh môn và mổ theo đường bụng.
Phẫu thuật theo đường tầng sinh môn gồm:
+Tạo dính giữa trực tràng và xương cùng
+Khâu quấn vòng lỗ hậu môn
+Cố định trực tràng
+Cắt đoạn trực tràng bị sa
+Khâu gấp cơ trực tràng
Phẫu thuật theo đường bụng:
+Khâu bít túi cùng Douglas
+Khâu cơ nâng hậu môn
+Phẫu thuật cố định trực tràng
Với mỗi loại lại có các phương pháp khác nhau, phẫu thuật chủ yếu dựa vào tiền sử mắc bệnh,nguyên nhân gây bệnh và mức độ triệu chứng đang gặp.
Việc điều trị sa trực tràng tiến triển tốt có thể đem lại cho người bệnh đời sống sinh hoạt bình thường như trước đây.Người bệnh sau khi điều trị khỏi cũng cần thăm khám thường xuyên,theo dõi các dấu hiệu bất thường,đồng thời duy trì chế độ học tập,sinh hoạt lành mạnh.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.