Trang chủTư vấn sức khỏeSơ cứu người bị đột quỵ

Sơ cứu người bị đột quỵ

Đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp cần được xử trí ngay,nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như những di chứng do tai biến để lại. Vậy khi thấy người bị đột quỵ,cần phải xử trí ra sao? Các dấu hiệu nào có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của đột quỵ?

1. Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi có chảy máu não hoặc khi lưu lượng máu bình thường tới não bị chặn lại. Những người lớn tuổi,bị bệnh tăng huyết áp,tiểu đường, các bệnh lí về tim mạch…cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu sau,vì đó có thể cảnh báo sớm nguy cơ bị đột quỵ não:

-Đột ngột yếu, tê ở mặt, tay hoặc chân ở một bên của cơ thể.

-Nhìn mờ đột ngột, mất thị giác, đặc biệt là ở một mắt.

-Không nói được hoặc khó khăn trong nói, nói ngọng

-Đột ngột đau đầu không rõ nguyên nhân.

-Chóng mặt, đứng không vững, mất thăng bằng hay rối loạn vận động mà không tìm được nguyên nhân.

Dấu hiệu đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu trên thường xuất hiện ngắn, có thể mất sau vài phút hoặc giảm dần hết sau vài ngày. Thông thường sau khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, đột quỵ có thể xảy ra ngay tức thời hoặc một thời gian sau đó.

2. Xử lý và phòng tránh đột quỵ não

Với những người đã từng có các dấu hiệu cảnh báo trên nhưng chưa thấy xuất hiện đột quỵ cần tiến hành thăm khám, kết hợp với điều trị các bệnh lí nguy cơ có thể dẫn đến bệnh như tăng huyết áp,tiểu đường,tim mạch hay thiểu năng tuần hoàn não…

Khi thấy người thân của mình đang xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ,cần bình tĩnh và xử trí theo các nguyên tắc sau:

Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

-Gọi ngay cho cấp cứu y tế 115 để nhanh nhất có thể vận chuyển bệnh nhân cấp cứu vào viện, đồng thời giúp cho bác sĩ có sự chuẩn bị cấp cứu chu đáo khi tiếp đón bệnh nhân tại viện.

-Trong quá trình chờ đợi xe cấp cứu:

+Đặt bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao khoảng 30 độ và nghiêng sang một bên (tránh chất nôn, đờm, chất tiết chảy vào khí quản). Nếu phát hiện các dấu hiệu liệt rõ ràng cần đặt nghiêng cả người bệnh nhân về bên không liệt.

+Theo dõi nhịp thở, nếu người bệnh tỉnh táo, yêu cầu người bệnh hít thở sâu và thở ra chậm. Đồng thời trấn an tinh thần người bệnh nếu người bệnh còn nhận thức được

+Nới lỏng quần áo, nếu có gió lùa hay trời lạnh cần giữ ấm. Tháo răng giả hoặc các vật cản trở nếu có. Đề phòng người bệnh cắn vào lưỡi, cần dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt vào giữa hai hàm răng bệnh nhân.

+Nếu bệnh nhân bất tỉnh, ngừng thở, ngừng tim cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo.

+Tuyệt đối không cho người bệnh uống hoặc ăn bất cứ thứ gì, ngay cả uống các loại thuốc như thuốc tăng, hạ huyết áp, thuốc tiểu đường…, không cạo gió, châm cứu…

+Khi vận chuyển bệnh nhân ra xe cấp cứu cần nhẹ nhàng và vẫn ở tư thế như cũ, có thể dùng cáng, bang ca hoặc võng, không ôm xóc bệnh nhân di chuyển.

Lưu ý: Nếu vào mùa lạnh nhớ đắp thêm chăn cho bệnh nhân trong khi vận chuyển đến bệnh viện để tránh mất nhiệt.

Đột quỵ
Đột quỵ

Nếu bệnh nhân bất tỉnh và thở bình thường đặt họ ở vị trí an toàn và thoải mái.

Nếu họ không thở được thì hãy thực hiện CPR .Đảm bảo khai thông đường thở,  lấy răng giả, thức ăn hoặc dị vật còn sót lại trong miệng và hãy nới lỏng quần áo, chẳng hạn như cà vạt hoặc khăn quàng cổ.Sau đó thực hiện các bước dưới đây

Bước 1: Đặt gót một bàn tay lên lồng ngực nạn nhân, ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau. Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 4-5 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép tiếp với tốc độ 100 lần/phút. Các bạn ép 30 lần.

Bước 2 : Vừa bịt mũi của họ lại bằng ngón trỏ và ngón cái. Tay kia  banh hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra.Hít đầy lồng ngực há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi một hơi mạnh trong khoảng 1 giây, vừa thổi vừa liếc mắt nhìn lồng ngực của nạn nhân. Nếu thổi thành công thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên. Nếu không thì điểu chỉnh lại tư thế đầu của nạn nhân, rồi thổi tiếp hơi thứ hai.

Bước 3 : Các bạn lặp lại mỗi chu kỳ là 30 lần ép nén và 2 lần thổi hơi. Sau mỗi 5 chu kỳ (mất khoảng 2 phút), các bạn kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân một lần bằng cách lắng nghe và đặt hai ngón tay lên động mạch cổ. Nếu nạn nhân không thở sẽ làm tiếp 5 chu kỳ nữa.

Tùy vào tình trạng bệnh, điều kiện cấp cứu, thời gian đi lại vận chuyển… mà kết quả cấp cứu sẽ khác nhau. Mọi người hãy tự nâng cao ý thức phòng tránh bệnh, khám bệnh định kì, có vận động và dinh dưỡng hợp lí, ngủ đủ giấc, duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe.

Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT