Khe hở thành bụng là một dị tật bẩm sinh tương đối hiếm gặp, liên quan tới tình trạng thành bụng thai nhi không đóng kín và tất cả các tạng trong ổ bụng như ruột non, đại tràng…bị lòi ra bên ngoài ổ bụng. Với những bệnh nhi bị hở thành bụng,nếu không được can thiệp sớm sẽ gây nên các biến chứng cho trẻ như mất nước,viêm dính ruột…
Nguyên nhân và cơ chế gây dị tật hở thành bụng
Thông thường trong tuần thứ 4 của bào thai, ruột của trẻ được hình thành và chia làm ba phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Vào giai đoạn tuần thứ 6, ruột giữa của bào thai có hình chữ U, nhô ra từ khoang bụng vào gần dây rốn. Tuần thứ 10 và 11, quai ruột của trẻ trở lại khoang ổ bụng và quay 90 độ theo chiều kim đồng hồ (tổng cộng quai ruột của trẻ quay 270 độ trong suốt quá trình này)
Trong quá trình hình thành và quay ruột ở trẻ, tĩnh mạch rốn bên trái di chuyển về trung tâm ổ bụng trong khi tĩnh mạch rốn bên phải vẫn phát triển bình thường. Sự thay đổi này đã tạo ra một điểm yếu tiềm tàng ở chỗ nối bên phải của vòng rốn,khiến thành bụng có thể vỡ và thoát vị ruột ra ngoài.
Ngoài ra theo một vài nghiên cứu cho thấy thai nhi có khả năng mắc bệnh khe hở thành bụng cao là do tiếp xúc với các loại thuốc kháng sinh như aspirin, ibuprofen, cocain, các thuốc co mạch, phơi nhiễm bởi influenza virus, dùng chất kích thích, và thuốc lá …Bên cạnh đó việc rối loạn nhu động ruột cũng liên quan tới việc hình thành khe hở thành bụng.
Điều trị khe hở thành bụng ở trẻ
Đối với dị tật khe hở thành bụng, chỉ có phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm bệnh. Mẹ bầu được chẩn đoán thai nhi có dị tật khe hở thành bụng nên sinh mổ, hạn chế các biến chứng xấu. Việc phẫu thuật cho trẻ sau khi ra đời cần được tiến hành càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Chăm sóc trước phẫu thuật
Sau khi sinh, trẻ sẽ được ủ ấm. Khối ruột, sau đó khâu đính túi vào thành bụng.Khi khâu túi vào thành bụng, khối ruột sẽ được đẩy dần dần xuống ổ bụng. Khoảng hai tuần sau khi túi ruột đã ổn định ở ổ bụng, bác sĩ sẽ thực hiện tiếp phẫu thuật lần hai để khâu lại thành bụng.
Nếu khe hở thành bụng nhỏ nên đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa. Khe hở thành bụng lớn thì đặt nằm nghiêng để tránh xoắn tĩnh mạch treo qua chỗ hở thành bụng.
Việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ chủ yếu theo đường truyền tĩnh mạch tay,kết hợp theo dõi sát nhiệt độ,tình trạng nhiễm khuẩn,huyết áp….
Chăm sóc sau phẫu thuật
Chăm sóc sau phẫu thuật cũng là một khâu rất quan trọng. Tiến hành theo dõi thân nhiệt, hô hấp,huyết áp,tình trạng mất nước-điện giải,…cũng như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Vì quá trình tiêu hóa vẫn có thể rối loạn như trào ngược dạ dày-thực quản,viêm ruột hoại tử nên vẫn cần cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch thời gian đầu. Sau khi được thăm khám kỹ và ra viện, trẻ vẫn cần được theo dõi kỹ,phát hiện các dấu hiệu bất thường.