Trang chủSức khỏe Mẹ-BéChụp Xquang khi mang thai | Tia X có làm hại bé?

Chụp Xquang khi mang thai | Tia X có làm hại bé?

Chụp Xquang vốn là một chỉ định rất quen thuộc, phổ biến . Tuy nhiên, với các sản phụ luôn mang tâm lý mặc định là “không đội trời chung”, “chụp Xquang chắc chắn ảnh hưởng tới thai nhi”… Vậy thực tế có đúng là như vậy, nếu chẳng may bạn vô tình dính tia chụp Xquang mà đang mang bầu thì phải làm sao? Các mẹ bầu không nên lo lắng đến mức như vậy bởi thực tế…không như bạn nghĩ đâu nhé!

Khi nào tia X gây hại cho bé của bạn?

Điều đầu tiên bạn cần biết là khi bạn mang thai dù không tiếp xúc với tia xạ thì mỗi thai kỳ đều có sẵn 3-15% nguy cơ sảy thai.

Nguy cơ của tia X với thai kỳ như thế nào: nếu chụp giai đoạn sớm khi mang thai, nếu thai nhi chịu liều chiếu xạ >5rad thì nguy cơ cho thai chỉ tăng 0,3- 1%. (nguy cơ tồn tại sẵn đã là  3-15% như ở trên).

Với liều 10-20 rad cũng không tăng đáng kể nguy cơ dị tật thai . Kể cả giai đoạn sớm, có khi liều tia X phải lên tới 50rad  mới có ảnh hưởng thai nhi.

Vậy khi chụp Xquang, liều tia X như thế nào?

Chụp đầu: ước tính thai nhi hấp thụ 0,004 rad/ lần chụp.

Chụp răng: ước tính thai nhi hấp thụ 0,0001 rad/ lần chụp.

Chụp cột sống cổ: ước tính thai nhi hấp thụ 0,002 rad/ lần chụp.

Chụp ngực: ước tính thai nhi hấp thụ 0,00007 rad/ lần chụp.

Chụp vú: ước tính thai nhi hấp thụ 0,02 rad/ lần chụp.

Chụp bụng: ước tính thai nhi hấp thụ 0,245 rad/ lần chụp.

Chụp tay chân: ước tính thai nhi hấp thụ 0,001 rad/ lần chụp.

Chụp cột sống thắt lưng: ước tính thai nhi hấp thụ 0,359 rad/ lần chụp.

Chụp khung chậu: ước tính thai nhi hấp thụ 0,04 rad/ lần chụp.

Như vậy, thai nhi chịu vài chục- hàng nghìn lần chụp mới có thể đạt liều có thể gây ảnh hưởng là 5rad.

Các mẹ cần tránh nhiễm tia X như thế nào?

Mặc dù nếu chẳng may có chụp Xquang một lần, thai nhi của bạn cũng có thể không ảnh hưởng gì. Nhưng những tác hại của tia X vẫn là có thật và việc cần tránh nhiễm là điều cần thiết. Các mẹ bầu nên nhớ những lời khuyên sau:

– Khi đang có thai/ hoặc những dấu hiệu nghi có thai (buồn nôn, mệt mỏi,…) khi đi khám bệnh luôn nhớ thông báo với bác sỹ.

– Nếu đang có thai, và con bạn đi khám bệnh, cần chụp Xquang dù được yêu cầu hay mẹ nhà bạn đòi mẹ ở bên cạnh thì cũng hãy đề nghị người khác thay thế hoặc mượn áo/tấm chắn bằng chì để che chắn cẩn thận vùng bụng.

Để mỗi bé yêu chào đời đều khỏe mạnh và thông minh, hãy là một bà mẹ tích cực trong dinh dưỡng, tập luyện và sáng suốt nhé các mẹ bầu!

>>>Các thông tin tham khảo khác :Các tư thế ngủ tốt cho bà bầu., Siêu âm thai nhi và các ký hiệu phổ biến

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT