Bạch cầu có nhiệm vụ miễn dịch, bảo vệ cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc….Do đó, khi thấy tế bào bạch cầu tăng cao trong máu, thường gặp trong các viêm nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Vậy khi bạch cầu giảm sẽ gặp phải trong bệnh lý gì?
Ở phần I, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về số lượng và phân loại bạch cầu bình thường trong máu.
Số lượng và phân loại bạch cầu bình thường trong máu.
Bình thường số lượng bạch cầu (WBC) trong máu người trưởng thành dao động từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
Trong đó, người ta có thể phân loại bạch cầu thành :
–Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân) : Chứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học .
+Bạch cầu trung tính NEUT (NEUTROPHIL) : Có kích thước 10 -14 µm,nhân chia thành nhiều múi, nối với nhau bằng sợi mảnh.
+Bạch cầu ái toan (EOSINOPHIL) : Có kích thước 12-15 µm, nhân chia thành nhiều múi, nối với nhau thấy rõ.
+Bạch cầu ái kiềm (BASOPHIL) : Có kích thước 8-10 µm , nhân chia thành nhiều múi ,nối với nhau bằng mảnh nhỏ.
–Bạch cầu không hạt (bạch cầu đơn nhân ) : Trong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước chúng nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém.
+Bạch cầu Monocyt : Có kích thước 8-22 µm ,nhân to hình hạt đậu, bào tương màu xanh nhạt
+Bạch cầu Lymphocyt : gồm Lympho cầu bé (8-12 µm ) và Lympho cầu lớn (1-18 µm ). Nhân hình gần tròn,chiếm hầu hết tế bào.
Trong đó bạch cầu trung tính chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số bạch cầu, và bạch cầu ái kiềm chiếm tỷ lệ thấp nhất
Loại bạch cầu | Trung bình TB/µL | Khoảng tin cậy 95% , TB/ µL | Tổng số bạch cầu , % |
Bạch cầu trung tính (NEUTROPHIL) | 3650 | 1830-7250 | 30-60% |
Lympho (LYMPHOCYTE) | 2500 | 1500-4000 | 20-50% |
Bạch cầu mono (MONOCYTE ) | 430 | 200-950 | 2-10% |
Bạch cầu ái toan (EOSINOPHIL) | 150 | 0-700 | 0,3-5% |
Bạch cầu ái kiềm (BASOPHIL) | 30 | 0-150 | 0,6-1,8% |
Thông thường nếu như tổng số lượng WBC trong máu giảm có thể do nhiều nguyên nhân, liên quan đến loại tế bào bạch cầu nào giảm sẽ biểu hiện các bệnh lý khác nhau. Do vậy cần tính ra số lượng tuyệt đối của mỗi loại bạch cầu (vì có khi tỷ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng – hay ngược lại)
Vậy khi bạch cầu giảm sẽ liên quan đến các bệnh lý nào? Hãy cùng tìm hiểu trong phần II nhé.