Hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ tuân theo quy luật nhất định dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Hiểu đươc cách tính chu kỳ kinh nguyệt năm 2020 sẽ giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân và có kể hoạch cho riêng mình.
Bác sĩ Đặng Thị Thu Trà
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Khi con gái đến tuổi dậy thì, có hiện tượng hành kinh là mộc quan trọng cho thấy con gái bắt đầu có khả năng sinh sản.
Trong những năm đầu tiên dậy thì, chức năng buồng trứng chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ cho nên hành kinh ở con gái vẫn chưa đi vào chu kỳ đều đặn. Sau đó, buồng trứng hoàn thiện dần dần kinh nguyệt sẽ theo quy luật nhất định hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.
Đọc thêm: 08 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Sắp Có Kinh
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là tính từ ngày đầu tiên có kinh cho đến ngày đầu tiên cuả kỳ tiếp theo, có những bạn chu kỳ kéo dài 20 ngày hoặc lên tận 40 ngày. Nhưng khi chu kỳ lặp lại thường ổn định được xem là bình thường. Bạn cần:
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân bằng cách đánh dấu vào ngày ra kinh xuất hiện, đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện ra kinh tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc chu kỳ kinh của phụ nữ.
- Từ đó sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, bắt đầu tính được chu kỳ của mình.
- Theo dõi, ghi chép liên tục trong vòng 6 tháng, sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó phụ nữ có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ ghé thăm.
Ví dụ:
- Thời gian bắt đầu kinh nguyệt lần 1 là ngày : 1/1/2020
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 31/1/2020
- Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày.
Đọc thêm: Cách tính chu kì kinh để mang thai
Những điều cần lưu ý khi đến chu kỳ kinh nguyệt
Dinh dưỡng
Chế độ ăn uống giàu vitamin khoáng chất: chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Các nguồn dinh dưỡng từ chất xơ, acid folic, omega 3, vitamin… Giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện sức khỏe. Nhờ đó bạn sẽ có được một chu kỳ kinh nguyệt và tần suất rụng trứng đều đặn.
Ngủ sớm và ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe nhất là với phụ nữ vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Mất ngủ, cơ thể suy yếu, căng thẳng… Sẽ dẫn đến những bất lợi trong việc rụng trứng và điều hòa kinh nguyệt.
Do đó, cách tốt nhất để duy trì sức khỏe sinh sản chính là ngủ đủ và ngon giấc. Ngoài ra, giấc ngủ ngon còn giúp bạn tránh được những triệu chứng đi kèm trong mỗi kỳ kinh nguyệt như đau đầu, đau lưng, đau bụng hay đau ngực.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Vận động thể chất giúp cơ thể giải phóng năng lượng và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, nhờ đó kinh nguyệt sẽ ổn định theo chu kỳ. Bên cạnh đó việc tăng cường luyện tập còn giúp cơ thể có được thể trạng khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái hạn chế các bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết tố.
Khám phụ khoa định kỳ
Các trường hợp bất thường tử cung như u xơ, polyp cổ tử cung, nhiễm trùng tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung là những nguyên nhân khiến phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều. Cần thăm khám phát hiện và điều trị kịp thời những nguyên nhân gây bệnh.
Ý nghĩa của chu kì đều đặn đối với sinh sản
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn, lượng máu hành kinh nhiều hay ít đều tác động không nhỏ đến sức khỏe sinh sản. Khi nội tiết tố trong cơ thể đạt mức cân bằng cho mọi hoạt động thì chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ luôn diễn ra đều đặn.
Những phụ nữ có kinh nguyệt đều chứng tỏ là năng lực sản xuất của buồng trứng rất tốt số trứng rụng cũng đều và do đó khả năng thụ thai cũng cao. Nhưng ngược lại, nếu rối loạn kinh nguyệt tức là chu kỳ kinh không đều sẽ chứng tỏ bất thường trong việc phóng noãn và cản trở khả năng thụ thai.
Trên đây là hướng dẫn cách tính chu kỳ kinh nguyệt và những điều cần lưu ý. Chúc các bạn thành công.